Bài thuốc bổ gan, lợi mật từ sơn kiểm

Nên cạnh các loại thuốc bổ gan được mọi người tin dùng hằng ngày, thì hôm nay mình chia sẽ cho các bạn bài thuốc bổ gan lợi mật từ sơn kiểm rất tốt cho sức khỏe !!!

Sơn kiểm thuộc họ bạc hà, tên khác là cỏ thiên thảo, phòng phong thảo, thổ hoắc hương là một cây thảo sống quanh năm, cao 0,8 -1,2m. Thân vuông, lá mọc đối, hình trứng, mép khía răng, hai mặt có lông dày. Lá vò ra có mùi hôi. Cụm hoa mọc ở ngọn, thân; hoa màu hồng hoặc đỏ tía. Quả hình trứng dài và nhẵn. Tránh nhầm với cây cứt lợn (thuộc họ cúc chữa viêm xoang mũi).

Sơn kiểm

Sơn kiểm

Bộ phận dùng làm thuốc của sơn kiểm là cả cây, thu hái lúc cây chưa có hoa, bỏ rễ phơi hay sấy khô, không phải chế biến.
Theo Đông y, sơn kiểm có vị cay, tính hơi ấm, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu sưng, giảm đau, bình can, tiêu tích trệ.
Theo kinh nghiệm dân gian, cả cây sơn kiểm 50-60g, thái nhỏ, lấy một nửa sắc với 400ml nước còn 100ml, uống lúc nóng, nửa còn lại nấu sôi rồi xông cho ra mồ hôi, chữa cảm cúm, sốt rét, đau mình mẩy. Ở dạng uống có thể thêm 3 lát gừng. Dân tộc vùng núi tỉnh Phú Yên dùng nước sắc này chữa ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, đi ngoài phân sống lấy sơn kiểm 20g phối hợp với củ nghệ đen (nga truật) 8g, sắc uống trong ngày.
Chữa thấp khớp, đau nhức gân xương: Sơn kiểm 30g, dây đau xương 30g. Sắc uống.
Dùng ngoài: Cả cây sơn kiểm 50g, thái nhỏ, nấu nước đặc, tắm chữa dị ứng, mẩn ngứa.
Ngoài ra, ở nhiều nơi, phụ nữ vẫn dùng cây sơn kiểm có hoa nấu nước gội đầu làm trơn tóc và trừ gàu. Rễ cây chữa rắn độc cắn.
Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc người ta dùng sơn kiểm chữa cảm mạo, ho, viêm mũi mạn tính, rối loạn tiêu hóa, thấp khớp, sưng tấy. Ở Indonesia, nước sắc sơn kiểm chữa bệnh sỏi thận. Ở Philippines, nước sắc này lại dùng chữa tê thấp.

DS. Đỗ Huy Bích