Bệnh Parkinson: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Parkinson hay còn gọi là bệnh liệt rung là một trong những căn bệnh xuất hiện chủ yếu ở độ tuổi trung niên và tuổi già. Tuy nhiên, ngày nay, căn bệnh này cũng đã xuất hiện ở những người trẻ. Parkinson không gây tử vong, tuy nhiên gây ảnh hưởng đến quá trình vận động, sinh hoạt và làm việc.

Thuộc vào nhóm bệnh rối loạn cấp cao của hệ thần kinh, các tổ chức Y tế đang khuyến cáo về căn bệnh này.

Nguyên nhân mắc bệnh Parkinson

Khác với các bệnh viêm khớp, thấp khớp, thoái hóa khớp thông thường, bệnh Parkinson là một trong những bệnh được gây ra do các tế bào thần kinh nhất định ở não dần chết đi. Khi nồng độ dopamine giảm, nó gây ra hoạt động não bất thường, dẫn đến dấu hiệu của bệnh Parkinson, làm mất hoặc làm yếu đi khả năng vận động.

Ngoài ra, Parkinson, các nghiên cứu lâm sàn cũng chứng minh rằng, một số yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson như: Tuổi tác (người già dễ mắc bệnh hơn), giới tính (nam giới có xu hướng mắc Parkinson nhiều hơn), tiếp xúc độc tố, do di truyền…

Triệu chứng nhận biết của bệnh Parkinson

Để nhận biết những triệu chứng của bệnh này, bạn có thể để ý những rối loạn vận động như: run, cứng đờ, cử động chậm chạp, rối loạn thăng bằng:

Run: Cơn run của bệnh Parkinson có thể bắt đầu ở chân tay, thường là tay hoặc ngón tay. Cơn run này, có sự di chuyển qua lại giữa ngón cái và ngón trỏ.

Vận động chậm chạp: Khả năng di chuyển bị chậm lại, không làm chủ được vận động; bạn cảm thấy khó khăn ngay cả trong bước đi và cử động; các cơ bắp dần cứng đơ lại, hạn chế khả năng vận động của bạn.

Bị vô thức: Khi mắc Parkinson, người bệnh thường rơi vào cảm giác vô thức, không điều chỉnh được cử động và hành vi cũng như nhận thức. Trong đó, bao gồm việc chớp, nháy mắt, mỉm cười, khóc, vẫy tay…

Thay đổi thói quen: Bạn có thể thay đổi cách nói chuyện (có thể nói nhanh hơn hoặc chậm đi); cách viết (viết chữ nhỏ hơn bình thường).

Việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh Parkinson giúp người bệnh phát hiện và điều trị kịp thời, tránh được những hậu quả không mong muốn. Đặc biệt khi lứa tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa.

Cách điều trị bệnh Parkinson hiện đại

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, nếu phát hiện kịp thời, người bệnh có thể chữa khỏi dứt điểm căn bệnh này. 

Xét nghiệm hình ảnh

Sau khi người bệnh tìm đến bác sĩ thì một xét nghiệm hình ảnh sẽ được đưa vào liệu trình. Bệnh nhân có thể được chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm não, SPECT và PET scan, cũng có thể được sử dụng để giúp loại trừ các rối loạn khác. Nhưng trên thực tế, các xét nghiệm hình ảnh không phải là đặc biệt hữu ích cho việc chẩn đoán bệnh Parkinson.

Dùng thuốc

Thuốc dùng trong trị bệnh Parkinson nhằm tăng hoặc thay thế cho dopamine. Bằng cách này sẽ tái tạo lại được nhóm tế bào đã chết, khôi phục được sự hoạt động và cải thiện bộ não.

Phẫu thuật não

Phương pháp phẫu thuật là một trong những giải pháp cuối cùng trong việc điều trị bệnh Parkinson, bằng cách phẫu thuộc kích thích não sâu (DBS), bác sĩ sẽ cấy ghép điện cực vào một phần của bộ não, nhằm thay thế sự hoạt động của nhóm tế bào đã chết.

Ngoài những phương pháp điều trị bệnh Parkinson mà chúng tôi đã đưa ra trên đây, thì trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng như: bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, giàu omega-3.

Mong rằng, với những thông tin về Bệnh Parkinson mà chúng tôi giới thiệu trên đây sẽ hữu ích đối với bạn! Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Xem thêm:

Bệnh thủy đậu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khoa học nhất

Bệnh quai bị ở nam giới: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh cao huyết áp là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh cao huyết áp