Bệnh Vảy Nến-Các Triệu Chứng Và Phân Loại Bệnh.

Trong kỳ trước tôi đã giới thiệu với các bạn về những nguyên nhân chính của bệnh vảy nến với mong muốn giúp các bạn có phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Hôm nay, tôi xin gửi tới  các bạn những biểu hiện của bệnh và cách phân loại bệnh, các bạn lưu ý để nhận diện bệnh sớm để chữa trị kịp thời.

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh vảy nến:

1. Thương tổn da:
Tổn thương cơ bản là các đám da đỏ, giới hạn rõ, nền cộm hơi gồ cao lên mặt da, bề mặt phủ nhiều vảy trắng đục hơi bóng, kích thước to nhỏ khác nhau, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột trắng hoặc như nến vụn. Tổn thương thường xuất hiện ở da những vùng tỳ đè, dễ sang chấn (rìa trán, khuỷu tay, bờ xương trụ cẳng tay, đầu gối, mặt trước xương chày, xương cùng…) ở mặt duỗi nhiều hơn mặt gấp. Thương tổn ở đầu có nhiều vảy, tóc mọc xuyên qua.

benh-vay-nen-o-tay

2. Thương tổn móng: Hay gặp là rỗ móng, móng dày và mủn, có thể bị cả móng tay và móng chân.
3. Thương tổn khớp:Thường gặp là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp…
Bệnh nhân vảy nến thường ngứa ít hoặc nhiều, tùy từng thể và giai đoạn bệnh.

Cách thức phân loại của bệnh vảy nến:

tùy theo vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương, còn có các triệu chứng riêng biệt theo từng dạng bệnh.
Vảy nến thể mảng: các mảng da thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.
Vảy nến mụn mủ: xuất hiện những mụn mủ ở vùng da tay và chân.
Vảy nến giọt: các tổn thương có dạng giọt nước xuất hiện khắp cơ thể, thường gặp ở trẻ em sau một đợt viêm họng do nhiễm streptococci.

benh-vay-nen-the-vay-phan-trang-phong-kham-tam-duc-1
Viêm khớp vảy nến: sưng các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối…
Vảy nến móng: móng dày và có những lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
Vảy nến da đầu: trên da đầu có vảy hay những mảng da dày màu trắng bạc.
Vẩy nến nếp gấp: thường gặp ở người bị béo phì với các tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như: nách, háng, mông…

Bệnh vảy nến tuy là bệnh lành tính nhưng tiến triển mạn tính, suốt đời. Các đợt vượng bệnh xen kẽ các đợt bệnh thuyên giảm. Có thể bệnh ổn định trong một thời gian dài. Sự chữa trị dứt điểm bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tâm sinh lý, sức đề kháng…

Nguồn : http://phongkhamtamduc.com/nhung-bieu-hien-va-phan-loai-cua-benh-vay-nen/