Đặc điểm bệnh lý và nguyên tắc điều trị ở người có tuổi

1. ĐẠI CƯƠNG
Tuổi thọcàng cao, sốngười có tuổi ngày càng nhiều. Một môn học mới đã ra đời nhằm giải quyết các vấn đềliên quan đến lứa tuổi này. Lão khoa ngày nay phát triển theo 3 hướng.
– Lão khoa cơbản
– Lão khoa lâm sàng
– Lão khoa xã hội
2. ĐẶC ĐIỂM CƠ THỂ NGƯỜI GIÀ
Quá trình xảy ra ở5 mức: mức phân tử, tếbào, tổchức, cơquan, hệthống và toàn cơthể. Do đặc tính chung nhất của quá trình này là không đồng thì và không đồng tốc có nghĩa là mọi bộphận trong cơthểkhông già cùng một lúc và với tốc độnhưnhau. Có bộphận già trước, có bộphận già sau, có bộphận già nhanh, có bộphận già chậm.
2.1. Sựhóa già của hệ thần kinh
– Vềmặt giải phẫu: khối lượng não giảm dần trong quá trình hóa già còn khoảng 1180g ởnam, l060g ởnữvào lúc 85 tuổi. Lúc 25 tuổi ởnam 1400g; ởnữ1260g.

– Vềmặt sinh lý: biến đổi thường gặp nhất là giảm khảnăng thụcảm
+ Giảm thịlực
+ Giảm sinh lực
+ Giảm khứu giác
+ Giảm vịgiác
+ Giảm xúc giác
Hoạt động thần kinh cao cấp giảm ức chếsau đó là giảm hưng phấn. Phổbiến nhất là giảm tính linh hoạt trong sựdẫn truyền xung động thần kinh. Gặp rối loạn giấc ngủ.
– Vềmặt tâm lý có sựgiảm tốc độvà giảm tính linh hoạt của mọi hoạt động vấn đềtrừu tượng thường giảm.
2.2. Sự hóa già của hệtim mạch
– Tuần hoàn nuôi tim giảm, ảnh hưởng đến dinh dưỡng cơtim.
– Hay có suy tim tiềm tàng, giảm dẫn truyền trong tim
– Các động mạch bịxơhóa, tĩnh mạch giảm trương lực, mao mạch kém hiệu lực
– Huyết áp động mạch thường tăng cao theo tuổi.
2.3. Sự hóa già của thận
– Vềphương diện hình thái học, bắt đầu từ20 tuổi đã có những biến đổi ởcác động mạch nhỏvà trung bình của thận
– Vào lúc 70 – 80 tuổi sốnephron hoạt động giảm đi khoảng 1/3 hoặc 1/2 so với lúc mới sinh.
– Vềphương diện chức năng mức lọc cầu thận giảm dần.
2.4. Sự hóa già của hệtiêu hóa
– Ống tiêu hóa giảm trọng lượng, có hiện tượng thu teo, suy yếu các cơthành bụng và các dây chằng dẫn đến tình trạng sa nội tạng.
– Giảm hoạt lực của các hệtiết dịch tiêu hóa.
– Gan giảm trọng lượng, trong nhu mô gan có chỗteo, vỏliên kết dày lên, mật độgan chắc hơn.
– Túi mật: tuổi từ40 đã có sựgiảm đàn hồi thành túi mật và ống dẫn mật do xơhóa cơvòng oddi hay có rối loạn điều hoà dẫn mật.
2.5. Sự hóa già của hệ hô hấp
– Hình dạng của lồng ngực biến đổi nhiều do sụn sườn bịrối loạn, khớp sụn cột sống xơcứng, đốt sống đĩa đệm bịthoái hóa, cơlưng dài teo, hạn chếcử động. Tếbào biểu mô trụphếquản dày, tếbào biểu mô tiết dịch loạn dưỡng, chất nhầy giảm lượng, cô đặc.
– Vềchức năng: dung tích sống (CV) giảm chỉsốTiffeneau giảm, khảnăng hấpthụoxy và máu động mạch giảm dẫn đến tình trạng thiếu oxy tổchức. 

2.6. Sự tạo hóa của hệ nội tiết
– Tuyến nội tiết trong quá trình hóa già không đồng thì cũng không đồng tốc.
– Bắt đầu thoái hóa sớm nhất là thoái hóa tuyến ức, sau đó tuyến sinh dục, rồi đến tuyến giáp trạng, cuối cùng là tuyến yên và thượng thận. Những biến đổi chức năng của tuyến nội tiết, làm thay đổi tính chất các phản ứng thích nghi của
cơthể đối với các Stress.
3. DỊCH TỄ HỌC BỆNH NGƯỜI CÓ TUỔI
3.1. Đặc điểm chung
– Già không phải là bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển.
– Người già ít khi chỉmắc một bệnh mà thường có nhiều bệnh đồng thời nhất là các bệnh mạn tính.
– Các triệu chứng của bệnh tuổi già thường ít khi điển hình do đó dễbỏqua hoặc làm sai lệch chẩn đoán.
– Bệnh người già thường kém khảnăng hồi phục vì vậy chữa bệnh người già phải hết sức chú ý đến phục hồi chức năng.
3.2. Tình hình bệnh tật ở người có tuổi
Có thểtìm hiểu bệnh tật của tuổi già ở3 khu vực: trong nhân dân qua điều tra cơbản, tại các cơsở điều trịqua mổtửthi. Mỗi nước có hoàn cảnh sinh sống riêng cho nên cơcấu bệnh tật cũng khác nhau, đặc biệt giữa các nước phát triển và nước đang phát triển
– Trong nhân dân; 13.392 người từ60 tuổi trởlên đã được khám tại các vùng dân cư, dân tộc khác nhau. Các bệnh nội khoa thường gặp là:
+ Bệnh hô hấp: 19,63%
+ Bệnh tiêu hóa: 18,25%
+ Bệnh tim mạch: 13,32%
+ Thận – Tiết niệu: 1,64%
+ Bệnh máu và cơquan tạo máu: 2,29%
+ Cơxương khớp: 47,69%
Nói chung bệnh tăng tỷlệthuận với độtuổi. Phân loại sức khỏe thấy đa sốsức khỏe kém 62,71% loại trung bình ít 36,52%, loại khá chiếm 0,75%.
– Tại các cơsở điều trị:
+ Tại khoa nội Bệnh viện Bạch Mai bệnh gặp nhiều nhất là bệnh tim mạch 59,3%, bệnh tiêu hóa 39%, hô hấp 35,6%, tiết niệu sinh dục 10,8%, thần kinh 4,6%, cơquan tạo máu 4,1%, nội tiết 1,38%, bệnh khác 15,6%.
+ Tại trại dưỡng lão ThọChâu (Thanh Hóa) gặp 15% là suy kiệt tuổi già, 9%là tăng huyết áp; 9% đục thuỷtinh thể, 7% rụng răng hoàn toàn, 8% lao phổi đã ổn định, 7, 5% bệnh xương khớp, 6% liệt nửa người, 5% gù vẹo cột sống, 3% thiên đầu thống, 2% viêm đại tràng mạn (BH nội khoa tập II – 1996) . 

– Qua mổtửthi:
VũCông Hoè 1480 trường hợp bệnh nhân có tuổi được mổtửthi tại Bệnh viện Bạch Mai thấy nhiều nhất là nhóm VII tim mạch 21,2%. Sau đó bệnh nhóm II ung thư17,5% rồi bệnh nhóm I nhiễm khuẩn 16%, còn lại nhóm IX tiêu hóa 14,3% nhóm VI thần kinh 11,6% và nhóm VIII hô hấp 8, %
3.3. Tình hình tử vong ở người có tuổi
Theo tài liệu nước ngoài 1,4% người già chết tại nhà còn lại tửvong tại trại dưỡng lão. Nguyên nhân tửvong là tim mạch 51,7% hô hấp 28,6%; tiêu hóa 7%, nội tiết chuyển hóa 1,5% nhiễm khuẩn 5,7%, bệnh máu và cơquan tạo máu 1,7% nguyên nhân khác 3,8%Tại các khoa nội Bệnh viện Bạch Mai thấy tuổi chết trung bình ởngười già 67 tuổi; 69, 5% chết vào mùa lạnh, 72,7% chết vềban đêm. Xét vềthời gian từlúc vào viện đến khi chết 34,6% chết xảy ra vào ngày đầu, 64% chết trong 10 ngày đầu. (Bài giảng BH Nội khoa 1996)
4. CHẨN ĐOÁN ĐƯỢC MỘT SỐBÊNH THƯỜNG GẶP VÀ VẤN ĐỀPHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Một sốbệnh thường gặp ởngười cao tuổi
4.1. Bệnh tim mạch
– Cơn đau thắt ngực nhồi máu cơtim rối loạn nhịp tim và dẫn truyền, tai biến mạch máu não, suy tĩnh mạch, nghẽn động mạch, túi phình động mạch.
4.2. Bệnh hô hấp
– Viêm phếquản mạn, giãn phếnang, K phổi, giãn phếquản, xơphổi, lao phổi màng phổi, phếquản phếviêm.
4.3. Bệnh tiêu hóa
– Loét dạdày tá tràng, viêm đại tràng mạn, ung thưdạdày, ung thưgan, xơgan, trĩ.
4.4. Bệnh thận tiết niệu
– Viêm bểthận mạn, viêm cầu thận mạn, xơmạch thận, sỏi thận, u xơtiền liệt tuyến.
4.5. Bệnh nội tiết chuyển hóa
– Đái tháo đường, tăng cholesterol máu, suy giáp trạng, suy sinh dục, rối loạn mạn kinh.

4.6. Bệnh máu và cơquan tạo máu
– Thiếu máu do thiếu sắt, thiếu acid folic, thiếu khảnăng tuỷxương, đa u tuỷxương, ung thưmạch.
4.7. Bệnh tự miễn
– Tựkháng thểlipoprotein, kháng insulin, kháng niêm mạc dạdày, kháng giáp.
4.8. Bệnh tâm thần
– Loạn tâm thần trước tuổi già và loạn tâm thần tuổi già.
– Bệnh tâm thần tuổi già, thường gặp sa sút trí tuệkiểu Alzheimer.
4.9. Bệnh thần kinh
– Rối loạn tuần hoàn não, hội chứng ngoại pháp nhất là bệnh Parkinson, viêm đa dây thần kinh.
4.10. Về ngũ quan
– Glaucome, đục thuỷtinh thể, teo dây thần kinh thịgiác.
– Giảm thính lực, rối loạn tiền đình.
– Ngứa tuổi già, ung thưhắc tố.
– Mất nhiều răng.
* Vấn đềphục hồi chức năng.
– Phục hồi chức năng nhằm đảm bảo hoạt động thểlực, tâm lý, tưduy quan hệgia đình xã hội, khảnăng lao động.
– Người có tuổi nếu luyện tập phục hồi chức năng đã suy giảm do tuổi tác điều mà riêng thuốc men không giải quyết được.
– Muốn đạt được yêu cầu đó phải :
+ Bắt đầu phục hồi chức năng càng sớm càng tốt
+ Tiến hành điều trịphục hồi một cách tựgiác.
+ Kết hợp rèn luyện với hỗtrợcủa chuyên môn
+ Vận động tuỳtheo điều kiện cụthể. Tại bệnh viện, tại các cơsở điều dưỡng, trại dưỡng lão, câu lạc bộngười có tuổi.
5. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊHỌC VỀBỆNH TUỔI GIÀ
5.1. Nguyên tắc chung
Điều trịphải toàn diện, điều trịnguyên nhân, triệu chứng cần chú ý đến việc nâng đỡcơthểtạo điều kiện cho việc chữa bệnh, đặc biệt vềdinh dưỡng hỗ trợ về tinh thần, tưtưởng.
5.2. Sửdụng thuốc của người già
– Do đặc điểm cơthểngười già, tác dụng thuốc không hoàn toàn giống người trẻ, việc hấp thụthuốc kém và tốc độcũng nhưmức độchuyển hóa, độnhậy cảm của cơthểcó nhiều biến chứng có thểxảy ra, do vậy cần chú ý

+ Nếu có một phương pháp điều trịchữa bệnh nào có hiệu nghiệm mà không cần dùng thuốc thì không dùng.
+ Nếu nhất thiết phải dùng thuốc thì dùng càng ít loại thuốc càng tất.
+ Cần chọn liều lượng thích hợp nhất đạt hiệu quảcao nhất không gây tai biến. Nên bất đầu bằng liều thấp
+ Nếu chọn thuốc có độc tính cao, cần chú ý dùng các biện pháp hạn chế độc tính.
+ Dù thuốc không độc cũng phải đềphòng tai biến dị ứng.
+ Khi dùng thuốc trong thời gian dài phải theo dõi sát, kiểm tra, sựkết từng đợt.
6. HƯỚNG DẪN CỘNG ĐỒNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI
– Hướng dẫn cộng đồng biết phát hiện sớm bệnh tật người có tuổi.
– Biết khai thác những triệu chứng cơnăng và thăm khám thực thể.
– Có biện pháp điều trịsớm, tích cực.

” Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh “

Trích: Bệnh học nội khoa, giáo trình Đại học y khoa Thái Nguyên