Đặc điểm của bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại là một trong những dạng trĩ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Trĩ ngoại hình thành do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn, gấp khúc.

Trĩ ngoại xuất hiện dưới vùng lược và không thể đưa vào trong hậu môn. Trĩ ngoại xuất hiện với nhiều dạng khác nhau và cần chú ý đến đặc điểm nhận dạng để lựa chọn biện pháp chữa trị phù hợp.

Đặc điểm nhận dạng các loại trĩ ngoại

– Trĩ ngoại do tắc mạch máu: mạch máu đầy những cục máu, phần da cửa hậu môn xuất hiện những cục trĩ nhỏ hình ôvan, đau tức.

– Trĩ ngoại do tĩnh mạch bị phình gập: ở phần rìa cửa hậu môn có những viền bướu hình tròn, bầu dục hay dài. Nếu có phù thũng, hình trạng sẽ lớn hơn, trong búi trĩ có cả chỗ tắc máu và tổ chức kết đế.

dau-hieu-nhan-biet-benh-tri

– Trĩ ngoại do chứng viêm: xuất hiện các tổn thương ở cửa hậu môn do vi khuẩn gây nên, tổn thương có thể lan rộng nếu không được điều trị.

– Trĩ ngoại do tổ chức kết đế: vùng rìa hậu môn xuất hiện những mảnh da đơn phát hoặc vòng trong sa xuống và lòi ra, trĩ hình vòng có thể dạng mào hoa còn gọi là trĩ tiêu binh.

Người bệnh trĩ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Những người bị trĩ ngoại nói riêng và bệnh trĩ nói chung, bên cạnh sử dụng các biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn cần biết cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý.

– Người bệnh tránh bia, rượu, các thức ăn dễ kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột như ớt, hồ tiêu, cà ri.

– Ăn nhiều chất xơ như ăn cam, quýt giúp phân mềm chống táo bón.

– Sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhuận tràng như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền, rau diếp cá, chuối, củ khoai lang …

Khi tìm hiểu về đặc điểm các loại bệnh trĩ ngoại và chế độ dinh dưỡng cần thiết, người bệnh nên áp dụng vào trong việc điều trị bệnh trĩ. Đây là cách giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả và an toàn.

Xem thêm: Bệnh trĩ, nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả