Đôi khi designer cũng gặp khó khăn khi vẽ ra tương lai của họ

Sự bùng nổ của thương mại điện tử cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu, bởi lẽ thương hiệu là dấu ấn và còn là ấn tượng riêng của mỗi công ty. Thế nên việc sáng tạo ra những thương hiệu mới, những logo mới là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, khi mua hàng online trở thành thói quen của người tiêu dùng, giao diện web được xem là bộ mặt công ty thì dấu ấn của nghề thiết kế đồ họa ngày càng rõ nét. Do đó, gần đây các bạn trẻ có chút hoa tay và khả năng sáng tạo, ấp ủ giấc mơ thành công với nghề thiết kế đổ xô nhau đăng ký các khóa học từ cấp tốc, ngắn hạn đến trung hạn từ 1 đến 2 năm. Tuy nhiên, thị trường lao động hiện nay có thực sự thiếu nhân lực ngành này đến thế? Câu trả lời là có, nhưng thiếu nhân sự thực sự giỏi nghề.

Cũng chính vì sự phát triển của công nghệ với tốc độ nhanh như thế cùng với sự cạnh tranh của thị trường như thế thì hàng loạt những công ty, cũng như đội ngủ thiết kế logo giá rẻ sẽ ra đời, làm cho tính cạnh tranh của thị trường càng lúc càng cao. Do vậy, để tìm được một công việc ổn định trong ngành nghề đã chọn cũng là sẽ một cơ hội rộng mở nhưng đồng thời cũng sẽ là thách thức cho nhưng ai designer tay nghề còn yếu.

Ngành hot – Tỷ lệ đào thải cũng tỷ lệ thuận với độ hot

Nhiều người cho rằng nghề thiết kế đồ họa có thu nhập khủng, chỉ cần bạn có ý tưởng và máy tính. Theo số liệu từ Cục Thống kê của Mỹ năm 2012, thu nhập bình quân của nghề này khoảng $44,150 mỗi năm. Nhu cầu tuyển dụng năm 2012 là 259,500 vị trí. Dự kiến 10 năm tới nhu cầu tuyển dụng tăng khoảng 7% mỗi năm.

Tại Việt Nam, trên các trang tuyển dụng như Vietnamworks, Jobstreet, timviec nhanh.com, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy rất nhiều mẩu tin quảng cáo tuyển dụng vị trí thiết kế đồ họa với mức lương bình quân từ $500 – $800/ tháng đối với chuyên viên và từ $1,000/ tháng cho vị trí Trưởng phòng có từ 2 năm kinh nghiệm. Quả là con số đáng mơ ước nếu so sánh với các ngành khác hiện nay. Tuy nhiên ít ai nói cho bạn biết rằng tỷ lệ đào thải trong nghề thiết kế cũng tỷ lệ thuận với độ hot đó. Số người đi học đông, nhưng số người sống được và trụ vững với nghề thì ít ỏi như lá mùa thu. Thực tế khi bắt tay vào việc mới thấy áp lực và yêu cầu từ khách hàng đối với nghề thiết kế vô cùng lớn, không phải chỉ cần trải qua vài khóa huấn luyện từ căn bản đến nâng cao là có thể trụ vững với nghề.

Tự do về thời gian – Làm chủ cuộc sống – Chỉ khi bạn thực sự giỏi nghề

Sự thật là bạn chỉ thực sự làm chủ thời gian khi bạn thực sự làm chủ công việc. Nhiệm vụ của nhà thiết kế đồ họa là chuyển tải những thông điệp hay sản phẩm mới của doanh nghiệp bằng hình ảnh để lôi cuốn và quyến rũ người tiêu dùng. Nhà thiết kế ngoài tư duy thẩm mỹ phải thực sự có tay nghề để có thể biến ý tưởng thành sản phẩm hấp dẫn, bắt mắt. Khi đó, bên cạnh khả năng sáng tạo, nhà thiết kế cần có các kỹ năng tạo hình 3D, vẽ tay và sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp. Bạn có khiếu thẩm mỹ tốt nhưng bạn không thực sự làm chủ các công cụ thì cũng như nhà thiết kế thời trang mà không biết may vá. Dĩ nhiên bao giờ sản phẩm của người được đào tạo bài bản bao giờ cũng có sức thuyết phục hơn.

Cơ hội làm việc đa quốc gia – Chỉ khi bạn thực sự có uy tín trong nghề

Đúng là nghề Thiết kế đồ họa có thể làm việc bất chấp biên giới quốc gia. Nhưng điều này chỉ xảy ra khi bạn đã có chút tiếng tăm trong giới thì khách hàng mới tìm đến bạn.

Công việc của nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tạo ra những sản phẩm theo ý tưởng đặt hàng mà còn phải có khả năng tư vấn. Điều này đòi hỏi bạn phải biết nắm bắt khuynh hướng thị trường, có hiểu biết về văn hóa và thị hiếu nói chung. Hơn nữa, làm việc xuyên biên giới cũng đồng nghĩa với bạn phải có vốn sống, vốn hiểu biết và kinh nghiệm làm việc đa quốc gia. Đặc biệt để có thể giao tiếp tốt, bạn còn phải giỏi ngoại ngữ đế có thể tự mình trao đổi công việc với khách hàng.

Chọn nơi nào xứng đáng để đầu tư?

Sự thật là Thiết kế đồ họa đang là nghề thời thượng với thu nhập hấp dẫn đủ sức lôi cuốn bất kỳ bạn trẻ nào. Tuy nhiên, để có thể tỏa sáng, cần một sự đào tạo bài bản, tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thực thụ. Nếu các người mẫu khi đi casting cầm theo porfolio thì bản thân nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp cũng cần được bảo chứng khả năng bằng một porfolio của riêng mình. Đó là những sản phẩm làm ra trong quá trình học tập tại trường, là kinh nghiệm làm việc qua những dự án thật. Nói cách khác, lý tưởng nhất là cầm tấm bằng đại học 4 năm, trong đó đã có hơn 1 năm kinh nghiệm làm việc với những đối tác tên tuổi, khởi đầu tương lai của bạn sẽ vững vàng, thuận lợi hơn bao giờ hết.

Không phải “designer” mỗi người một vẻ
Trước hết, có thể nói “thiết kế đồ họa” là sử dụng máy tính để thực hiện những sản phẩm liên quan đến đồ họa, hình ảnh, mang tính ứng dụng mỹ thuật…. Hiện nay, ngành thiết kế đồ họa có ứng dụng rất rộng rãi, cũng chính vì thế nên có nhiều loại phần mềm, công cụ khác nhau để thực hiện những loại việc khác nhau (dù hay bị “người ngoài” gom chung là thiết kế). Chính sự phong phú này dẫn đến việc xuất hiện nhiều  dân design có những kỹ năng chuyên sâu khác nhau.

Chẳng hạn hiện nay chúng ta có những phần mềm đồ họa thông dụng như CorelDRAW, Photoshop, Illustrator,… Các phần mềm này có thể thuộc dạng đồ họa vec-tơ (tức dùng công thức toán để lưu trữ hình ảnh, giúp hình không bị biến dạng khi thay đổi kích thước) như CorelDRAW, Illustrator; hoặc dạng đồ họa điểm ảnh (bitmap) như Photoshop. Tùy theo tính năng từng phần mềm để nhà thiết kế chọn dùng cho từng trường hợp, ví dụ vẽ các họa tiết dùng hay chỉnh sửa, làm đẹp hình ảnh. Tất nhiên, hầu hết designer đều biết sử dụng nhiều phần mềm, nhưng do công việc chuyên môn hóa cao, nên hiện nay thường có xu hướng tập trung kỹ năng theo thao tác hằng ngày. Đó là chưa nói tới các phần mềm đồ họa multimedia (đa phương tiện), đồ họa kỹ xảo 3D,… Bên cạnh đó hàng loạt những phần mềm thiết kế ra đời bên cạnh những công cụ này như phần mềm thiết kế logo, phần mềm chỉnh sửa ảnh, … Hàng tá thứ mà dường như nó có thể thay thế cho rất nhiều sức lao động của con người.

Vì vậy, dân design có thể là người người thiết kế quảng cáo, thiết kế name card, người tạo thiết kế báo in, người thiết kế logo, hệ thống nhận diện thương hiệu, người làm kỹ xảo điện ảnh, thiết kế hình ảnh cho Web, cho phim… Những công việc này có thể khác nhau rất nhiều, dẫn đến yêu cầu, thu nhập cũng không tương đồng. Không chỉ như vậy, có nhiều vị trí đòi hỏi những kỹ năng bổ sung để có thể tác nghiệp được (vẽ tay, phần mềm multimedia, sáng tạo trong thiết kế,.,.).

Vậy ta phải học như thế nào?
Nghề “design” thuộc vào nhóm nghề kỹ năng, điều đó có nghĩa là để trở thành chuyên viên giỏi, bạn cần có tay nghề thành thạo. Như vậy, ngoài việc đi học, bạn cần có thời gian để luyện tập hoặc làm việc để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao “tay nghề”.

Khi chọn khóa học, bạn cũng nên tham khảo kỹ nội dung giảng dạy, để chọn lựa phù hợp với định hướng công việc muốn làm trong tương lai. Học viên sử dụng phần mềm trên máy PC hay Mac đều đáp ứng được. Một yếu tố “đầu vào” quan trọng là bạn phải yêu thích (hoặc có khiếu càng tốt) về mỹ thuật, về đồ họa.
Nếu bạn thật sự đã xác định hướng đi về ngành này, có thể mạnh dạn theo hẳn một khóa dài hạn 1-2 năm. Còn nếu đang lưỡng lự chưa biết mình có phù hợp hay không, hãy đăng ký một khóa “nhập môn” để tìm hiểu. Có thể nói nghề “designer” có rất nhiều tiềm năng trong thời gian sắp tới. Nếu say mê, bạn đừng để chậm chân trong con đường nghề nghiệp thú vị này.