Khởi động Dự án “Quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng lồng ghép giới tại các vùng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc Việt Nam”

Ngày 18/12/2014, tại Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Phápvà Hội Chữ thập đỏ Mỹ đã ký kết Bản Ghi nhớ Hợp tác giữa ba bên về việc triển khai hoạt động Dự án “Quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng lồng ghép giới tại các vùng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc Việt Nam”. Ông Đặng Minh Châu, Phó Tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ông Matthieu Drean, Trưởng Đại diện Hội chữ thập đỏ Pháp tại Việt Nam và Ông Kendall RePass, Trưởng Đại diện Hội chữ thập đỏ Mỹ tại Việt Namđã thay mặt ba tổ chức ký Bản Ghi nhớHợp tác.

Với tổng kinh phí hơn 39 tỷ đồng được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Hội Chữ thập đỏ Mỹ và Hội Chữ thập đỏ Pháp, Dự án tập trung vào các hoạt động như: Tập huấn nâng cao kiến thức về thảm họa, tập huấn kỹ năng cứu hộ, cứu nạn, cung cấp các trang thiết bị an toàn cho cộng đồng; diễn tập phòng ngừa, ứng phó thảm họa tại cộng đồng, trường học… Đặc biệt Dự án chú trọng vấn đề lồng ghép giới, hướng tới bình đẳng giới trong các hoạt động của Dự án.

Theo dự kiến, Dự ánsẽ do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai trong 42 tháng tại 12 xã,phường của 2 tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu và Sơn La.

Trước thực trạng những khó khăn kinh tế xã hội ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do việc gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thiên tai, đặc biệt là ở vùng Tây Bắc Việt Nam, Bản Ghi nhớ này đã tạo dựng một khuôn khổ hợp tác hiệu quả giữa Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Pháp và Hội Chữ thập đỏ Mỹ nhằm tăng cường năng lực của người dân các vùng dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương và các đối tác địa phương nhằm giảm thiểu rủi ro và ứng phó thảm họa.

Tại buổi lễ ký kết, phát biểu về tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro thảm họa, ông Đặng Minh Châu, Phó Tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, khẳng định: “Việt Nam hiện vẫn là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thiên tai trong khu vực châu Á Thái Bình Dương với các thiên tai như bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ quét, cháy rừng, rét đậm rét hại, động đất xảy ra hàng năm.

1418957630218_Kybaben

Trong đó, vùng Tây Bắc và Tây Nguyênlà những địa bàn chịu nhiều rủi ro nhất do đặc thù về địa lý và những hạn chế về phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, một dự án về quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng tại hai tỉnh miền núi phía Bắc sẽ góp phần nâng cao năng lực chung của cộng đồng để người dân có thể an toàn hơn trước thảm họa”.

Ông Matthieu Drean, Trưởng Đại diện của Hội Chữ thập đỏ Pháp tại Việt Nam nhấn mạnh: “Tình trạng bất bình đẳng giới đã hạn chế nghiêm trọng tác động của các sáng kiến phát triển trên toàn thế giới và đây là lý do tại sao Dự án này sẽ được triển khai dựa trên phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng có sự nhạy cảm về giới. Bằng cách đó, Dự án mong đợi sẽ đạt được những tác động lớn hơn và bền vững hơn thông qua việc đảm bảo rằng tiếng nói từ tất cả mọi người, nam giới, nữ giới và thanh thiếu niên sẽ được lắng nghe và cân nhắc một cách bình đẳng trong quá trình thiết kế mỗi hoạt động dự án. Nhờ vậy, Dự án sẽ không chỉ đóng góp vào việc tăng cường sự bền vững của cộng đồng mà còn góp phần nâng cao bình đẳng giới trong xã hội nói chung”.

Ông Kendal RePass, Trưởng Đại diện của Hội Chữ thập đỏ Mỹ tại Việt Nam chia sẻ: “Với dự án này, lần đầu tiên Hội Chữ thập đỏViệt Nam sẽ triển khai một Dự án Quản lý rủi ro thảm họa tại cả hai địa bàn nông thôn và thành thị trong khuôn khổ cùng một dự án, từ đó tác động tích cực đến năng lực của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong việc triển khai phương thức tiếp cận một chương trình trong việc thực hiện các dự án tăng cường tính bền vững của cộng đồng”.

Ngày 19/12/2014
Quỳnh Anh. Ảnh: Thanh Quang

Bài viết được tổng hợp từ phần mềm máy tính