Tăng huyết áp khi mang bầu phải làm sao?

Bệnh tăng huyết áp hiện nay đang ngày càng phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không loại trừ ở phụ nữ khi mang thai làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và cả người mẹ. Vậy người mẹ phải có chế độ ăn uống cũng như cách điều trị và phòng ngừa như thế nào để có được một sức khỏe tốt, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

Đối với người bình thường, huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) từ 90 – 139 mm Hg và huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) từ 60 – 89 mm Hg. Các bạn có thể sử dụng máy đo huyết áp để kiểm tra đường huyết của mình, nếu kết quả tăng hoặc giảm hơn mức bình thường cho thấy bạn đang mắc bệnh về huyết áp. Nhưng với phụ nữ mang thai đa số bị tăng huyết áp nhiều hơn. Để có được kết quả đo chính xác các bạn có thể sử dụng máy đo huyết áp cơ.

cao-huyet-ap-khi-mang-thai-lam-tang-nguy-co-tien-san-giat-o-thai-phu1

Tăng huyết áp có thể được chẩn đoán dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự tăng huyết áp tương đối so với trước khi mang thai. Khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Đối với bà mẹ có thai còn có một cách xác định khác, đó là khi huyết áp tâm thu tăng trên 30 mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15 mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai thì có nghĩa là bà mẹ đã bị tăng huyết áp.

>>>> Có thể bạn muốn biết mua máy đo huyết áp ở đâu

Ảnh hưởng của tăng huyết áp trong thai kỳ:

Khi mang thai, có các thay đổi sinh lí về tim, mạch như nhịp tim nhanh, tăng lượng máu, một số bộ phận của cơ thể tăng sinh mạch máu, nên cần lượng máu đi qua nhiều hơn như vú, tử cung, nhau thai…Do đó, người phụ nữ mang thai phải được theo dõi huyết áp thường xuyên, đặc biệt là khi thai lớn hơn hay bằng 20 tuần tuổi. Chính vì thế, việc theo dõi huyết áp ở người mang thai là vô cùng quan trọng, nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Đối với thai phụ: Nếu cùng với chứng huyết áp cao, thai phụ còn bị bệnh tim sẽ dẫn đến suy tim, cản trở chức năng cầm máu, chức năng của thận cũng bị suy giảm dẫn đến hiện tượng chảy máu não, gan tạng bị tổn thương, tiểu cầu cạn kiệt, máu không đông… Ảnh hưởng lớn nhất là việc tác động của nó lên hệ tim mạch dẫn đến hiện tượng tiền sản giật và tăng nguy cơ tử vong.

Đối với thai nhi: Khi người mẹ bị tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Thai có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở và chết do thiếu máu cục bộ hoặc đẻ thiếu tháng…

Điều trị và phòng ngừa

Khi mang thai người phụ nữ cần phải khám thai thường kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai. Nếu phát hiện bị tăng huyết áp trước khi mang thai (tăng huyết áp mạn tính) phải điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây tăng huyết áp.

Tăng huyết áp đơn thuần không có các biểu hiện của tiền sản giật cần theo dõi huyết áp thường xuyên khi khám thai.

Tăng huyết áp trong tiền sản giật (tăng huyết áp + protein niệu + phù) phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không kết quả phải mổ lấy thai sớm vì quyền lợi và sức khỏe của mẹ.

Những thực phẩm mà sản phụ nên dùng

1/ Chuối

Giàu kali và chất xơ, chuối cũng là loại thực phẩm thích hợp trong trường hợp huyết áp của bạn có xu hướng gia tăng. Theo các chuyên gia, kali có tác dụng đào thải bớt lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể và giúp ổn định huyết áp tốt hơn.

2/ Cam

Nếu vẫn đang phân vân vấn đề cao huyết áp nên ăn gì, có lẽ bạn nên thêm cam vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình. Theo nghiên cứu, bổ sung vitamin C trong chế độ dinh dưỡng là một cách an toàn để duy trì mức huyết áp luôn ổn định. Và tất nhiên, cam là một trong những “ứng cử viên” sáng giá nhất trong các loại rau củ quả, nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào.

3/ Chocolate đen

Bầu có biết thường xuyên ăn chocolate đen có thể giúp cải thiện tâm trạng một cách hiệu quả? Bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết chất flavonol trong chocolate đen còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và đột quỵ, bằng cách cải thiện tính đàn hồi của mạch máu.

4/ Sữa ít béo

Sữa chứa nhiều canxi, giúp hỗ trợ cho quá trình phát triển xương và răng của thai nhi. Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng, bộ 3 “hiệp sĩ” canxi, kali và magiê có trong sữa cũng có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm huyết áp.

5/ Cá hồi

Không chỉ có tác dụng giảm huyết áp, nguồn a-xít béo omega 3 dồi dào trong cá hồi còn giúp tăng cholesterol tốt, giảm triglycerides và làm chậm sự tăng trưởng của mảng bám động mạch.

Tóm lại điều quan trọng đối với phụ nữ khi mang hai là phải thường xuyên theo dõi huyết áp của mình để xử lý khi bị tăng huyết áp đột ngột và kịp thời thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ nhằm mang lại sức khỏe tốt cho mẹ và bé.

>>>> Mời các bạn tham khảo thêm máy đo huyết áp microlife