Nguyên nhân gây ngạt mũi và cách chữa hiệu quả nhất

Ngạt mũi là tình trạng bệnh khá phổ biến ở nhiều người. Người bị ngạt mũi thường kèm theo các dấu hiệu như hay hắt xì, chảy nước mũi, cảm giác khó chịu ở mũi hoặc đau đầu, mệt mỏi,…

Theo dõi bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn các nguyên nhân gây ngạt mũi là gì, qua đó tìm ra giải pháp chữa trị dứt điểm hiệu quả.

Ngạt mũi là gì?

Khi hốc mũi bên trong bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng mũi bị nghẹt. Thông thường ngạt mũi là do viêm hoặc do các niêm mạc của mũi bị phù nề. Các dấu hiệu thường đi kèm với ngạt mũi là: hắt xì hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau xoang,…

Các nguyên nhân gây ngạt mũi thường gặp nhất

Bị cảm

Cảm lạnh, cảm cúm là một trong các nguyên nhân gây ngạt mũi thường gặp nhất. Người bệnh thường hay có các dấu hiệu như đau họng, ho, sốt, hắt hơi liên tục, người mệt mỏi, lừ đừ, nhức đầu,…

Nếu bị cảm lạnh, bạn nên ủ ấm cơ thể để bệnh được thuyên giảm, các triệu chứng ngạt mũi cũng sẽ giảm dần. Còn nếu bị cảm cúm, bạn nên uống thuốc theo toa của bác sĩ và sau 7 – 10 ngày bệnh sẽ khỏi.

Bị cảm cúm là một trong các nguyên nhân gây ngạt mũi thường gặp nhất.

Bị cảm cúm là một trong các nguyên nhân gây ngạt mũi thường gặp nhất.

Thần kinh bị căng thẳng

Ít ai ngờ được rằng thần kinh bị căng thẳng cũng là nguyên nhân gây ngạt mũi. Khi căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ thay đổi nồng độ hormone bên trong, dẫn đến các các mạch máu có xu hướng bị phình to ra và gây ra ngạt mũi

Viêm mũi dị ứng

Lông chó mèo, thức ăn, phấn hoa,… là những thứ khiến mũi con người rất dễ bị kích thích. Đa phần nhiều người không có biểu hiện gì, nhưng cũng có một số ít người cơ thể họ phản ứng lại mạnh mẽ, dẫn đến một số trường hợp hay hắt xì hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi, viêm mũi,…

Dị vật trong mũi

Nguyên nhân gây ra ngạt mũi do dị vật trong mũi thường làm tắc đường thở, gây viêm mũi, phù nề và làm ngạt mũi.

Đây là dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ trong khi chơi đồ chơi thường để dị vật lọt vào mũi. Do đó, quý ba mẹ nên thường xuyên quan tâm, để tâm đến trẻ để tránh các trường hợp đáng tiếc. Quý ba mẹ có thể hạn chế điều này bằng cách cho trẻ chơi các đồ chơi có kích thước lớn hơn.

Dị tật ở mũi

Dị tật ở mũi cũng là nguyên nhân gây ngạt mũi. Một số trường hợp như: khối u, polyp mũi, lệch vách ngăn mũi làm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp ở mũi, gây ra tình trạng ngạt mũi.

Viêm xoang

Viêm xoang gây kích thích lên mũi làm tiết dịch nhiều hơn, dẫn đến cản trở đường hô hấp và gây ra ngạt mũi. Người bệnh khi nằm có thể làm cho tình trạng ngạt mũi bị nặng hơn.

Ngoài triệu chứng ngạt mũi ra, người bệnh cũng thường kèm theo các triệu chứng như nhức buốt đầu, đau hai hốc mắt, cảm giác mệt mỏi, khó chịu,…

Người bị viêm xoang thường hay đau hốc mắt, nhức đầu, sổ mũi và ngạt mũi.

Người bị viêm xoang thường hay đau hốc mắt, nhức đầu, sổ mũi và ngạt mũi.

Bị viêm amidan

Thông thường tình trạng bị amidan thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến amidan, trong đó là do vi khuẩn với biểu hiện: hai amidan to, niêm mạc đỏ rực, trên bề mặt có chấm mủ, có thể có giả mạc mềm, dễ bóc, không chảy máu.

Phản ứng hạch góc hàm, hạch to, đau. Đôi khi có thể kèm theo ngạt mũi và khàn tiếng do viêm nhiễm đường hô hấp trên phối hợp.

Cách chữa ngạt mũi tại nhà hiệu quả

  • Tránh xa những môi trường bị ô nhiễm thường xuyên có khói bụi, ẩm ướt hoặc khói thuốc lá.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà có tác dụng giúp pha loãng các chất nhầy trong mũi và làm dịu hốc mũi bị viêm. Tuy nhiên, nếu người bệnh đang bị các trường hợp hen suyễn hoặc hô hấp khác thì cần sự tư vấn của các bác sĩ.
  • Nằm gối cao có tác dụng giảm ngạt mũi hơn
  • Uống nhiều nước hơn có tác dụng pha loãng chất nhầy trong mũi.
  • Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý làm sạch khoang mũi, giúp hạn chế các kích thích lên mũi.
  • Giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc thổi quạt hoặc máy lạnh thường xuyên.
  • Sử dụng gừng để pha trà uống.
  • Áp dụng mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây được nhiều người sử dụng hiệu quả.
Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây được nhiều người áp dụng hiệu quả.

Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây được nhiều người áp dụng hiệu quả.

Trên là những chia sẻ về các nguyên nhân gây ngạt mũi, hi vọng qua đó, bạn đọc có thể nhiều giải pháp để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình tốt hơn.

Chúc bạn sớm khỏe!

Nguồn tham khảo các kiến thức bổ ích tại: nhathuocviet.vn

 

Xem thêm:

Bài thuốc nam chữa viêm mũi

Bài thuốc phòng và trị viêm mũi cấp tính