Những cách hạn chế bệnh thối củ ở cây sứ Thái

Để cây ra hoa đẹp và nhiều nhất là hạn chế việc chết cây do bệnh thối củ, đòi hỏi người trồng và chăm sóc phải nắm vững kỹ thuật và tích lũy nhiều kinh nghiệm.

Giới thiệu 

 Cây sứ Thái có tên khoa học là Adenium Obesum Balt thuộc họ Apocynaceae (Trúc Đào) hay còn gọi là sứ sa mạc; thuộc nhóm cây mọng nước, đã được trồng phổ biến ở nước ta, với bộ rễ và thân có dáng đặc biệt, đẹp nhất là bộ rễ, hoa nở từng chùm thật rực rỡ. Cây chịu hạn tốt, dễ trồng và chăm sóc nên rất được ưa chuộng trên thị trường cây kiểng Việt Nam. Do có bộ rễ đẹp, bắt mắt, hấp dẫn, chính điều này đã làm tăng thêm giá trị của cây sứ Thái

3 cách chăm sóc cây sứ tại nhà

Các loại bệnh ở cây sứ thái

Sứ Thái Bệnh thối củ ở cây sứ Thái là bệnh rất phổ biến hầu như các nhà vườn hay các nghệ nhân đã có nhiều kinh nghiệm đều gặp phải, nhất là những lúc mưa nhiều, chất trồng quá ẩm, hay trong quá trình thay chậu, cắt rễ, tạo dáng để cây ra hoa vào dịp Tết,…

 Cây đã bị bệnh rất khó khắc phục, bệnh nặng cây có thể chết hoàn toàn, nếu có khắc phục được thì bộ rễ đẹp của cây sẽ không còn nguyên vẹn vóc dáng ban đầu. Để hạn chế bệnh thối củ ở cây sứ Thái, trước hết, chất trồng phải hoàn toàn sạch bệnh, do đó, hỗn hợp chất trồng cây sứ Thái phải được ủ trước khi sử dụng.  Nhằm tăng cường hệ vi sinh vật có lợi để giảm thiểu vi sinh vật gây hại trong chất trồng, khi ủ phân cần bổ sung thêm men vi sinh Trichoderma.

Cách phòng bệnh thối củ ở cây sứ thái

  • Men vi sinh Trichoderma ngăn ngừa tốt bệnh thối rễ, thối thân cho tất cả cây trồng, đặc biệt còn tăng cường các vi sinh vật có ích giúp phân mau phân hủy và tăng cường dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng, còn kháng lại các loại nấm gây hại như: nấm Phytophthora, Rhizoctonia và Fusarium là thủ phạm gây bệnh thối củ ở cây sứ Thái và các cây trồng khác. Hỗn hợp chất trồng đề nghị gồm.
  •  Tỷ Lệ:
  • Tro trấu     30%
  • Vỏ trấu tươi hay vỏ đậu phộng     20%
  • Xơ dừa cám     20%
  • Phân hữu cơ (phân trâu bò gà)     20%
  • Cát hạt to     10%
  • Phân lân(Long Thành)     5-10 ký/ 1 tấn
  •     Men vi sinh Trichoderma  Sp từ 3-5 ký/ 1 tấn (lượng men càng nhiều, phân càng mau phân hủy).   Thời gian ủ từ 45-60 ngày theo phương pháp ủ phân hữu cơ.

Lưu ý:

Chất trồng được ủ bằng men vi sinh nên hạn chế sử dụng phân vô cơ và các loại thuốc trừ nấm bệnh hóa học khác, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Với hỗn hợp chất trồng trên đã hạn chế được hoàn toàn bệnh thối củ ở cây sứ  Thái. Cây phát triển tốt, ra hoa đẹp và nhiều. Đặc biệt, còn tiết kiệm được phân bón và thuốc BVTV, mang lại hiệu quả cao.

Như vậy việc chăm sóc cây sứ  rất cần thiết  nó giúp cây phát triển nhanh và hạn chế các loại sâu bệnh xâm hại đến cây.