Phương pháp chữa bệnh chàm tổ đỉa hiệu quả nhất

Chàm tổ đỉa là một trong những loại hình chàm phổ biến hiện nay. Để mọi người thoát khỏi bệnh chàm nhanh chóng, sau đây, chúng tôi xin mách phương pháp chữa bệnh chàm tổ đỉa hiệu quả nhất nhé.

Bệnh chàm tổ đỉa là một dạng của căn bệnh chàm và là một căn bệnh ngoài da thường gặp ở các nước nhiệt đới. Cả nam lẫn nữ đều có nguy cơ mắc căn bệnh này, độ tuổi thường gặp nhất là từ 20-40 tuổi. Đây là căn bệnh mãn tính rất hay tái phát và đến nay vẫen chưa có thuốc đặc trị dứt điểm.

Tổ đỉa gây ngứa nhiều, bệnh nhân gãi, chà xát làm vỡ mụn nước, dễ thành nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, nổi hạch, có khi phát sốt. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ (dân gian gọi là theo tuần trăng) thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn.

Những yếu tố dưới đây có thể thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn:

– Yếu tố tại chỗ: Chất tẩy rửa, xà phòng, dung môi, giày dép chật, chất liệu da, đổ mồ hôi nhiều…

– Yếu tố trong không khí: Khói thuốc, lông chó mèo, đất bùn, mạt bụi nhà…

– Nhiễm trùng (tụ cầu vàng)

– Thức ăn: Hải sản, trứng, thịt gà, bò, đậu phộng, đậu nành, đồ lên men, tinh bột…

Điều trị

Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, nhưng bệnh có thể tái phát lại nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như đã kể ở trên.

Cũng như đối với eczema, điều trị tổ đỉa thường khó khăn. Hai yếu tố nhiễm khuẩn, dị ứng thường kết hợp. Tùy từng trường hợp, thày thuốc sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ. Phải điều tra các chất gây dị ứng để loại trừ. Nếu do rối loạn hấp thụ vitamin, cần bổ sung vitamin thích hợp ( vitamin PP, C, B6 ).

– Tránh bóc vảy, chọc lễ mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi,làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ. Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn.

– Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ.

– Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân

Bệnh chàm tổ đỉa.

Điều trị tại chỗ

– Ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng 1/10.000có màu hồng.

– Chấm thuốc BSI 1% – 3% khi chỉ có mụn nước đơn thuần.

– Khi tổ đỉa đã nhiễm khuẩn có mủ hoặc bóng nước to thì chích cho vỡ ra, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Milian, Eosine.

– Chiếu tia tử ngoại (Ultra violet) tại chỗ.

Điều trị toàn thân

– Uống thuốc chống dị ứng thông thường như: Chlopheniramine , Cetirizine, Loratadine…

– Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.

– Dùng thuốc kháng nấm nếu bị nhiễm nấm.

Trên đây là các phương pháp điều trị bệnh chàm tổ đỉa hiệu quả. Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho các bạn, giúp các bạn có thêm kiến thức về căn bệnh này.

Xem thêm:

==> Chàm bội nhiễm ở người lớn và cách điều trị

==> Phòng ngừa và chữa bệnh chàm sữa ở trẻ em

Nguồn: baomoi.com