Triệu chứng và cách xử trí rắn độc cắn

1. ĐẠI CƯƠNG
Các loại rắn độc thuộc hai họ:
– Họ có móc cố định, gồm các loại: Elapidae và Hyớrophidae
– Họ có móc di động gồm các loại: Crotalidae và Viperidae.
Các loài rắn độc chính:
1.1. Họ rắn biển
Hydrophidae (đầu tròn, đuôi dẹt ở Việt Nam có Hydrophis cyanocinctus).
1.2. Họ rắn hổ
Elapidae (đầu tròn, vẩy đầu rất to, không có vẩy móc ở trung gian vẩy mũi và vẩy trước ở mắt). Ở Việt Nam có rắn cạp nong, cạp nia, rắn hổ chúa thấy ở cả 3 miền.
1.3. Họ rắn lục
Crotalidae: đầu nhọn, đuôi có bộ phận rắn như sừng khi quẫy có thể kêu thành tiếng.
1.4. Họ rắn lục
Viperidae: đầu nhọn, không có hõm nhỏ, đồng tử dài và đứng dọc, vẩy đầu nhỏ. Rắn ở Việt Nam có khoảng 135 loài trong đó 25% là rắn độc.

1-12dvg

2. ĐỘC TÍNH
Thành phần của nọc rắn rất phức tạp gồm các enzym, một số protein, muối vô cơ và một số chất hữu cơ.
Độc tố protein:
+ Neurotoxin (độc tố thần kinh) tác dụng lên synap thần kinh cơ và các dây thần
kinh. Độc tố này có rất nhiều ở loại rắn hổ.
+ Cardiotoxin (độc tố độc với tim)
+ Hemolysin (gây tan huyết)
+ Hemorragin (gây chảy máu)
+ Coagulin (gây đông máu)
Các độc tố gây rối loạn đông máu có nhiều ở rắn lục. Các protein của nọc rắn còn có khả năng gây dị ứng, sốc phản vệ.
Độc tố của nọc rắn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, loài rắn, nơi cắn, rắn non hay rắn già, tình trạng nọc độc của rắn, sức khỏe và tuổi của nạn nhân.
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Lâm sàng
* Đối với rắn Elapidae và Hydrophidae.
– Dấu hiệu tại chỗ rất ít.
– Dấu hiệu toàn thân sốt nặng nề trong vài giờ đầu, bệnh nhân khó chịu, buồn nôn, vã mồ hôi, khó thở do liệt hô hấp, liệt dây thần kinh sọ não, rối loạn cơ tròn cuối cùng gây ngừng thở, ngừng tim.
* Đối với Viperidae và Crotalidae.
– Dấu hiệu tại chỗ của rắn dữ dội mặc dù vết cắn nhỏ, phù to, phù cứng, chảy thành dịch đỏ. Sau 6 giờ toàn chi sưng to, tím. Sau 12 giờ chi bị hoại tử, da phồng rộp lên chứa đầy dịch đỏ. Tổn thương nặng dần lên, 2-3 ngày sau có thể dẫn đến hoại thư, nhiễm khuẩn, loét mục.
– Dấu hiệu toàn thân: chóng mặt, lo lắng tình trạng sốc.
– Rối loạn đông máu, đông máu rải rác trong lòng mạch, tan máu, xuất huyết khắp mọi nơi.
– Rối loạn tiêu hóa.
– Rối loạn thân nhiệt.
– Suy gan, suy thận: vô niệu
3.2. Xét nghiệm
Công thức máu
– Tỷ lệ prothrombin giảm, flbrinogen giảm, máu chảy máu đông kéo dài, số lượng tiểu cầu giảm.
– Điện tim: rối loạn nhịp tim.
– Urê máu tăng, creatinin tăng
– SGOT, SGPT tăng
4. BIỂU HIỆN NHỮNG DẤU HIỆU NGUY KỊCH
– Bệnh nhân hôn mê, tổn thương dây thần kinh sọ não (sụp mi).
– Khó thở do liệt hô hấp.
– Tình trạng sốc: mạch nhanh, HA hạ chân tay lạnh, bệnh nhân vật vã, đái ít, vô niệu.
– Cuối cùng ngừng thở, ngừng tim

bang-ep-co-dinh-khi-bi-ran-doc-can_0ca78
5. XỬ TRÍ
Không để bệnh nhân tự đi, không được uống rượu hoặc chất kích thích.
5.1. Tại chỗ
Loại trừ nọc ra khỏi cơ thể, cần được tiến hành càng sớm càng tốt, có thể tiến hành ngay tại chỗ, tại y tế cơ sở.
– Đặt garo: phải đặt ngay sau khi bị cắn và sau một vài giờ có thể bỏ ra. Đặt giữa quá chậm sau 30’ không còn kết quả nữa. Vì vậy khi bị rắn cắn vào chân nạn nhân không nên chạy vì nọc dễ khuếch tán vào cơ thể.
– Chườm đá vào chỗ cắn, rửa vết thương bằng nước javel 1/10 hay thuốc tím 1‰ rạch chỗ cắn bằng dao sạch đã khử khuẩn sâu 5mm, dài khám rồi hút máu bằng bơm tiêm 20ml.
5.2. Tiêm huyết thanh chống nọc rắn đặc hiệu
Thường được tiến hành ở chuyên khoa chống độc.
– Phải tiêm ngay sau khi bị cắn. Tiêm tĩnh mạch 80 – 200ml. Mỗi giờ tiêm loạn cho đến khi có tác dụng. Nếu nghi ngờ cơ địa quá mẫn, phải tiêm tĩnh mạch 40mg Solumedrol sau đó truyền tĩnh mạch 160mg.
– Phải chú ý đến phản ứng miễn dịch có thể xảy ra nếu nạn nhân đã được tiêm 1 lần trước loại huyết thanh trị liệu nào đó từ trước. Lúc đó phải dùng phương pháp giảm nhậy cảm Besredka liều đầu l/10 ml, liều thứ hai: 3 phút sau 1/4 ml, liều thứ ba 5 phút sau: toàn bộ huyết thanh.
5.3. Điều trị triệu chứng và hồi sức
Cần có sự phối kết hợp của các tuyến.
– Sát khuẩn tại chỗ tiêm SAT, cho kháng sinh có thể tiến hành tại y tế cơ sơ
– Chống phù: corticoid tại chỗ, chạy tia hồng ngoại.
– Chống loét mục: bằng dung dịch dakin pha loãng 1/3 nhỏ giọt vào vết thương.
– Chống sốc bằng corticoid tĩnh mạch, truyền dịch, truyền máu.
– Huyết tán: thay máu, truyền máu, lợi tiểu dung dịch Mannitol, Furosemid.
– Hôn mê, liệt hô hấp: đặt nội khí quản, mở khí quản, thở máy.
– Chống rối loạn nhịp tim: Isuprel, đặt máy tạo nhịp.
– Nếu có sốc phản vệ tiêm Adrenalin.

” Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh “

Trích : Đại học y khoa Thái Nguyên