Sữa ong chúa trị bệnh đường ruột

Hiện nay chế độ ăn uống mất vệ sinh rất dễ khiến ta mắc các bệnh về đường ruột. Các bệnh này rất dễ mắc phải nhưng cũng dễ điều trị. Vậy hãy tìm hiểu xem có những bệnh đường ruột nào dễ mắc phải và điều trị như thế nào nhé.

benh-duong-ruot

Các bệnh đường ruột thường gặp

Trào ngược axit

Trào ngược axit là gì? Trào ngược axit là thuật ngữ phổ biến dùng cho bệnh trào ngược dạ dày, hay trào ngược thực quản. Đây là bệnh mà ở đó thức ăn hoặc chất lỏng di chuyển từ dạ dày vào thực quản do cơ vòng thực quản dưới không kín (đây là cơ có vai trò giúp dạ dày đóng kín lại). Triệu chứng của trào ngược axit bao gồm: ợ nóng, trào ngược và khó nuốt. Nặng hơn, bệnh có thể dẫn đến viêm loét, gây tổn thương ở răng và thực quản

Ai dễ bị mắc bệnh? Hầu hết mọi người đều có thể ợ nóng thường xuyên, nhưng nhóm có nguy cơ mắc bệnh trào ngược axit cao là phụ nữ mang bầu, người thừa cân và người trên 40 tuổi.

Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là gì? Loét dạ dày tá tràng là vết loét hình thành từ niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần trên của ruột non), khi lớp niêm mạc ấy bị bào mòn bởi một loại dịch tiêu hóa có tính axit. Hầu hết các vết loét dạ dày tá tràng đều do vi khuẩn H.pylori – một loại vi khuẩn làm viêm nhiễm dạ dày – gây ra.

Ngoài vi khuẩn này ra thì các yếu tố khác như di truyền, hút thuốc lá, uống rượu, căng thẳng cũng có thể góp phần gây nên bệnh. Các loại thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen hay Acid acetyl salicylic cũng có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. Triệu chứng của bệnh bao gồm: đau bụng, chán ăn, buồn nôn, sút cân.

Ai dễ bị mắc bệnh? Có khoảng trên 8 triệu người nhiễm vi khuẩn H.pylori, nhưng chỉ 10-15% trong số đó bị loét dạ dày tá tràng. Đàn ông dễ bị viêm loét hơn so với phụ nữ.

Đau bụng

Những cơn đau bụng thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xon xót, ran rát, đau như “dao cắt”. Đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày, co thắt, nhức nhối từng cơn. Bệnh nhân thường đau bụng dưới bên tay trái, nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau. Họ cũng có thể bị đau toàn bụng chứ không nhất thiết đau ở vị trí nào nhất định. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cơn đau có thể lan ra sau lưng.

Đầy hơi

Sình bụng là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bụng “căng to như cái trống”. Bệnh nhân ợ hơi liên tục hoặc “đánh rắm” liên miên. Bụng thường rất thon nhỏ vào buổi sáng khi mới thức dậy, rồi to dần khi ngày từ từ trôi qua. Bụng “phì lớn” nhanh như người có bầu. Ngoài ra, một số bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa, v.v…

Tâm lý đóng một vai trò quan trọng khi nói về hội chứng rối loạn tiêu hóa. Vì thế buồn phiền, chán nản, u sầu sẽ làm những triệu chứng kể trên trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn kể cả phụ nữ trong những ngày thấy kinh nguyệt cũng có thể gặp rối loạn tiêu hóa.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích là gì? Là một loại bệnh về đường ruột, thường có triệu chứng đau bụng, táo bón, tiêu chảy… Thường thì hội chứng ruột kích thích không có nguyên nhân xác định cụ thể.

Mặc dù là hội chứng này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân.

Ai dễ mắc bệnh? Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh này là khoảng 15-20%, phổ biến ở những người trong độ tuổi khoảng 40-60. Phụ nữ có khả năng mắc bệnh IBS cao gấp hai lần so với nam giới.

Sữa ong chúa trị bệnh đường ruột như thế nào?

Sữa ong chúa tươi giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm thiểu sự quá tải của bao tử giảm nồng độ axit trong khi tiêu hóa.

Sữa ong chúa có khả năng sát khuẩn cao giúp tiêu diệt các vi khuẩn trong ruột ngăn ngừa các triệu chứng đau bụng.

Ngoài ra tác dụng của sữa ong chúa là năng cung cấp năng lượng, hạn chế cơn đói, kiểm soát lượng thức nạp vào quá nhiều gây đầy bụng khó tiêu. Nên dùng các viên sữa ong chúa trước các bữa ăn.

Cách dùng sữa ong chúa tươi:

1/Sữa chúa được dùng tốt nhất vào lúc đói nghĩa là vào lúc dạ dày trống rỗng thường vào buổi sáng trước khi ăn sáng 30 phút hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ 15-20 phút. Cách dùng này sẽ phát huy tối đa tác dụng của sữa ong chúa.

2/Có thể pha sữa chúa với rượu trắng để uống, pha 100g vào 1 lít rượu uống 1 chén nhỏ trước bữa ăn. Không nên pha sữa ong chúa với nước nóng hoặc các thực