Tác dụng của đậu bắp ít ai biết

Tốt cho thai kì khỏe mạnh

Vitamin B rất quan trọng trong việc sản xuất và duy trì các tế bào mới, folate là một hợp chất cần thiết cho thai, axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống và giúp em bé phát triển đầy đủ, vitamin C cũng rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi… Tất cả các vitamin, khoáng chất trên đều có trong đậu bắp. Bởi vậy, bà mẹ mang thai nên bổ sung thực phẩm này để tăng cường sức khỏe cả mẹ và con trong thai kì.

Giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Nhờ hàm lượng chất xơ phong phú và các chất dinh dưỡng khác mà đậu bắp có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường phát triển

dau-bap 

Đậu bắp có chứa nhiều chất xơ, điều này vô cùng cần thiết cho sức khỏe của ruột kết và quá trình tiêu hóa nói chung. Các chất xơ từ đậu bắp giúp làm sạch hệ tiêu hóa, cho phép đại tràng làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, vitamin A trong đậu bắp cũng góp phần làm cho màng nhầy trong ruột kết thực hiện tốt chức năng của chúng, đó là làm cho việc đi tiêu dễ dàng hơn.Tốt cho tiêu hóa

Có lợi cho các vấn đề hô hấp như hen suyễn

Đậu bắp chứa nhiều vitamin C mà vitamin C đã được chứng minh là có tác dụng trong việc đẩy lùi các vấn đề về đường hô hấp, ví dụ như giảm cơn hen suyễn. Tiêu thụ trái cây giàu vitamin C hàng ngày, thậm chí với một hàm lượng thấp cũng có thể làm giảm các triệu chứng thở khò khè ở trẻ em, đặc biệt là với những bệnh nhân nhạy cảm với thời tiết.

Cho làn da khỏe mạnh

Vitamin C trong đậu bắp cũng giúp giữ cho làn da của bạn tươi trẻ và khỏe mạnh. Các vitamin khác có mặt trong đậu bắp cũng giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và sửa chữa các mô trong cơ thể, thúc đẩy sự hình thành collagen và sắc tố da, giúp trẻ hóa làn da bị hư hại. 

Tốt cho xương: Chất folate hiện diện trong đậu bắp góp phần làm cho xương khỏe và tăng cường mật độ xương, qua đó ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

Hạ cholesterol: Chất xơ có thể hòa tan trong đậu bắp giúp hạ thấp mức cholesterol trong cơ thể, qua đó giảm khả năng bị chứng xơ vữa động mạch và các bệnh về tim.

Đối phó táo bón: Chất xơ và phần ruột nhầy của đậu bắp giúp “thu gom” chất độc và hỗ trợ nhu động ruột bằng những đặc tính nhuận trường của nó. Ăn đậu bắp thường xuyên cũng giúp giảm rủi ro mắc bệnh ung thư ruột kết.

Hỗ trợ đường ruột: Chất xơ trong đậu bắp góp phần tăng “dân số” các vi khuẩn có lợi trong ruột.

Tăng cường khả năng miễn dịch: Hàm lượng chất chống ô xy hóa và vitamin C cao đã khiến đậu bắp trở thành công cụ tăng cường khả năng miễn dịch hiệu quả, giúp bạn tránh ho và cảm lạnh.

dau-bap-1

Bảo vệ dạ dày, tá tràng: Phần ruột nhầy của đậu bắp cung cấp một lớp phủ tạm thời cho đường tiêu hóa và thành dạ dày trong quá trình làm lành những vết loét dạ dày, tá tràng.

Ngăn dị tật: Chất folate trong đậu bắp có thể giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ em.

Cải thiện thị lực: Beta-carotene, xanthin và lutein là những chất chống ô xy hóa tốt cho sức khỏe mắt mà bạn có thể tìm thấy trong đậu bắp. Nhờ đó, loại rau này giúp ngăn chặn những vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Khuyến cáo: Như nhiều loại rau khác, đậu bắp có một lượng nhỏ a xít oxalic nhưng không đáng ngại. Tránh dùng đậu bắp nếu bạn có tiền sử bị sỏi thận.