Tác dụng của đường phèn

Tác dụng của đường phèn

Bổ trung ích khí, hoà vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Dùng làm gia vị, khai vị trợ tiêu háo. Dùng cho các trường hợp: viêm khí phế quản ho khan ít đờm, đau rát họng, khí huyết hư, chóng mặt, đau đầu. Y học phương Đông cho rằng, đường phèn có tác dụng bổ dưỡng tốt hơn đường trắng nên dùng đường phèn bào chế các dạng cao bổ dưỡng như ngân nhĩ, long nhãn. Đường phèn tuy vị rất ngọt nhưng dược tính bình hòa nên hạn chế được tác dụng lưu thấp sinh đàm hoá nhiệt.

duong-phen

Đường phèn được dùng để pha chế các đồ uống như: cà phê, đá chanh, cam vắt, nước nha đam, nước ép trái cây, nước mát, nước sâm … sẽ đem lại hương vị thơm ngon tự nhiên khác lạ.

Đường phèn được dùng để làm gia vị trong các món ăn: Dùng để nấu các món chè, làm gia vị nêm những món ăn như: Canh phở, hủ tiếu, mì, lẩu … Đặc biệt là sản phẩm đường phèn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất nước mắm, nước tương, nước chấm, bột nêm … làm dịu độ mặn, tăng vị ngọt thanh.

Dùng trong sản xuất nước giải khát như: Nước yến, trà bí đao, nước trái cây và bánh kẹo chất lượng cao.

Đường phèn được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị ho như:

– Chưng với hoa cúc có tác dụng hạ huyết áp.

– Chưng cách thủy với hoa điệp, phơi sương rồi uống vào lúc sáng sớm để trị ho lâu ngày, trị viêm họng, dùng cho người lao phổi.

– Chưng với cánh hoa hồng còn tươi để uống trị ho do thời tiết.

– Nấu đặc với bầu, gạn bỏ bã lấy nước dùng có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.

duong-phen-1

– Nấu với vỏ quýt để trị chứng ho khan do thời tiết gây ra.

– Pha cùng gừng tươi với nước sôi để trị cảm dao thay đổi thời tiết.

– Nấu chung với táo tầu, gừng tươi để trị cảm ho, viêm đường hô hấp do thời tiết.

–  Nấu cháo với gạo nếp, nhân sâm, hạt sen để bồi bổ khí huyết./.