Tìm hiểu Sâm ngọc linh-thần dược cho sức khỏe

Sâm ngọc linh (tên khoa học là Panax vietnamensis) thuộc họ cây Cuồng Cuồng (Araliaceae), còn được gọi với những tên khác như Sâm k5 (khu 5), sâm Việt Nam, sâm trúc… Thường thấy sâm mọc ở miền núi Ngọc Linh có độ cao 1800m huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum; huyện Trà My, tỉnh Quảng  Nam; núi Ngọc Lum Heo xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và đỉnh Ngọc Am của tỉnh Quảng Nam và làm nên thương hiệu sâm ngọc linh Quảng Nam .

Xem thêm :

tim-hieu-Sam-Ngoc-Linh

Cây thường mọc ở độ cao từ 1200-2000m so với mặt nước biển, trong những khu rừng nguyên sinh còn rộng, mọc dưới tán các cây khác, ven bờ suối nơi có đất mùn, ẩm. Đây là loại cây thân thảo sống lâu năm, cao từ 40cm đến100 cm, nhìn qua rất giống nhân sâm Triều Tiên, nhưng nhìn kỹ hơn sẽ thấy thân rễ có vết sẹo và các đốt như đốt trúc, qua sẹo đó ta có thể tính được tuổi của sâm (khoảng 3 năm mới có 1 sẹo).
Cây mọc thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, đường kính thân khoảng 4-8mm. Thân rễ có đường kính khoảng 1–2 cm, mọc bò ngang trên hoặc dưới mặt đất khoảng 1–3 cm, mang nhiều rễ nhánh và củ. Lá của cây sâm là lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3-5 nhánh. Lá chét phiến hình bầu dục, mép có răng cưa, có lông ở cả hai mặt.Hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân. Quả mọc tập trung ở trung tâm của tán lá, quả mọng, khi chín có màu đỏ.Sâm ngọc linh sống lâu, sinh trưởng chậm, có khi sống đến >100 năm.

Bộ phận dùng làm thuốc:

Thân rễ, rễ củ, có thể dùng cả lá và rễ non.

Thành phần hóa học chính:

Từ khi phát hiện đến nay có rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng của sâm ngọc linh. Về mặt hoá học, ta thấy thân rễ và rễ củ hiện nay đã phân lập được 52 saponin trong đó có 26 sanopin thường thấy ở các loại sâm quý khác như  sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật. Trong lá và cuống đã phân lập được 19 saponin trong đó có loại 8 saponin có cấu trúc mới. Đã xác định được trong loại sâm này có 17 acid amin, 20 loại chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu khoảng 0,1%.

Tác dụng của sâm ngọc linh đối với sức khỏe:

Trước khi có những nghiên cứu khoa học về tác dụng chữa bệnh của sâm Ngọc Linh, sâm đã được dân tộc Xê-Đăng cũng như 1 số dân tộc thiểu số khác của Việt Nam, dùng từ rất lâu trong những bài thuốc để cầm máu chữa vết thương, làm thuốc bổ, chữa sốt rét, đau bụng, phù thũng. Gần đây, những kết quả nghiên cứu dược lý về loại dược liệu quý đã chứng minh nó có tác dụng chống stress, kích thích lên hệ miễn dịch, chống oxy hóa, phòng chống bệnh ung thư, hạ Cholesterol, Triglycerid, LDL-cho và tăng HDL- cho máu; bảo vệ tế bào gan.
Qua nghiên cứu lâm sàng trên những bệnh nhân dùng sâm ngọc linh thấy kết quả tốt : bệnh nhân ăn ngon, ngủ ngon, lên cân, tăng thị lực, sinh hoạt được cải thiện, tăng sức đề kháng, giảm suy nhược thần kinh và suy sinh dục, ổn định huyết áp đặc biệt tốt cho những người có huyết áp thấp.
Ngoài ra nó còn phối hợp hiệu quả tốt với thuốc kháng sinh và thuốc chữa bệnh tiểu đường.
Ngày nay, sâm ngọc linh được coi là loại thần dược trong hỗ trợ điều trị Ung thư.

Cách dùng và liều lượng:

Ngày dùng 1-2g dưới dạng thuốc sắc.
Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như đương quy, mật ong…
Dùng sâm ngọc linh để ngâm rượu: rửa thật sạch sâm và rửa qua bằng rượu, để ráo củ sâm rồi cho vào bình thủy tinh đổ rượu từ 40 – 50 độ rồi đậy nắp kín, ngâm ít nhất trong 3 tháng bắt đầu dùng được. Với trọng lượng 100g sâm ngâm với 2 – 3 lít rượu, mỗi ngày dùng khoảng 50 ml – 100 ml.

Lưu ý khi dùng sâm ngọc linh:

Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được dùng  vì nó có tác dụng tăng cường nội tiết tố sinh dục và làm co bóp cơ trơn tử cung sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Không dùng trong trường hợp đau bụng (thể hàn, tiết tả…).
Ngoài ra, những người bị bệnh tăng huyết áp cũng không nên sử dụng.
Không nên dùng  vào buổi chiều hoặc tối đối với người mất ngủ vì có thể gây mất ngủ.
Để tham khảo thêm: cách dùng sâm ngọc linh hay nhiều bài viết hữu ích về sâm ngọc linh mời bạn click tại đây.