Tổng hợp tác dụng của cây sầu đâu

Theo Đông y, sầu đâu cứt chuột có vị đắng, có độc, vào kinh đại tràng. Tác dụng táo thấp (làm khô cái ẩm ướt) sát trùng. Chữa sốt rét, chữa lỵ, viêm túi mật…

Cây sầu đâu (còn gọi là neem, sầu đông, sầu đâu ăn gỏi, xoan Ấn Độ,…) có rất nhiều tác dụng làm thuốc, mỹ phẩm, được trồng thành rừng ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận nước ta. Tại Ấn Độ, sầu đâu là một vị thuốc quan trọng của y học cổ truyền nước này với tên gọi là “Cây thuốc của dân làng”

cay

Hãy cùng khám phá những tác dụng của cây sầu đâu sẽ khiến bạn bất ngờ nhé !

– Chữa viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, sỏi túi mật, sỏi đường dẫn mật

Sầu đâu cứt chuột 10g, Kim tiền thảo 40g, Nhân trần 40g, Sài hồ 16g, Mã đề 16g, Chi tử 12g, Chỉ xác 8g, Uất kim 8g, Đại hoàng 4g. Các vị thuốc sao vàng, sắc uống ngày một thang.

– Chữa lỵ cấp tính do amip, đau quặn bụng, mót rặn nhiều, đại tiện ra chất nhầy (xích bạch lỵ), có sốt, sợ lạnh

Sầu đâu cứt chuột, Hoàng liên gai, hạt dưa hấu, bồ kết, hạt cau, Đại hoàng mỗi vị 20g tán thành bột. Uống mỗi ngày 20g, chia làm 2 lần.

– Chữa lỵ mạn tính do amip

Sầu đâu cứt chuột 45g (bỏ vỏ), quán chúng15g, Ngân hoa thán 15g, Sáp vàng 60g, quán chúng, Ngân hoa than tán thành bột mịn, lại nấu chảy sáp, hòa bột vào trộn đều, vê thành hoàn bằng hột đỗ tương. Uống lúc đói, người lớn mỗi ngày 10-15 viên.

– Chữa lỵ mạn tính do amip

Sầu đâu cứt chuột, Bách thảo sương, Sáp ong lượng bằng nhau. Tán nhỏ làm viên, ngày dùng 10g.

Chú ý: Sầu đâu cứt chuột có độc, không dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú.

Riêng về lĩnh vực y học, tác dụng kỳ diệu của lá sầu đâu đã được người Ấn Độ ứng dụng từ xa xưa để làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa sốt rét. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống oxy hóa tế bào và kháng các tác nhân gây đột biến gen hoặc ung thư…

AZN-11-1

Đối với bệnh đái tháo đường, mỗi ngày có thể dùng 5-10 lá, tươi hoặc phơi trong mát cho hơi héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày, nước thuốc có vị rất đắng nhưng hậu ngọt, cũng không khó uống.

Các nước Ấn Độ, Mỹ, Hà Lan, Nhật… đã điều chế sản xuất từ lá sầu đâu thành các dạng thuốc uống như thuốc viên, chữa loét bao tử, bệnh đường ruột, sán lãi, dạng trà thuốc, dạng kem và các mỹ phẩm thoa da chữa ghẻ, mụn nhọt, lang ben, hắc lào, xà bông tắm sát khuẩn ngoài da, hoặc cao dán trị các vết thương làm độc, ung mủ, các vết loét của phong hủi. Nước sắc của cây còn dùng để chữa viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, chữa viêm cơ, viêm khớp. Dùng ngoài đắp lên các ápxe, bướu ác tính, trĩ hoặc các vết thương do rắn, rết cắn.

Ngành công nghiệp dược của nhiều nước đã trích ly hoạt chất của cành, lá sầu đâu và chế thành thuốc viên trị bệnh đái tháo đường do thiếu insulin, làm thuốc lọc máu, trị bệnh cao huyết áp và rối loạn nhịp tim, làm giảm mỡ và cholesterol trong máu.

Để việc điều trị mụn trở nên đơn giản, dễ sử dụng hàng ngày, các nhà khoa học đã dùng cao chiết xuất từ cây sầu đâu (neem) làm thành phần chính, phối hợp với những vị thuốc quý khác và bào chế thành công dạng kem thảo dược có tên Azacné. Kem thảo dược Azacné giúp điều trị các loại mụn trứng cá, mụn mủ, mụn nang, đinh râu, làm mờ sẹo, giảm thâm nám, phòng ngừa mụn tái phát mà không gây tác dụng phụ.