Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là vào khoảng tháng 6 hay cuối tháng 12 thì trẻ thường hay mắc các chứng bệnh về đường hô hấp. Nguyên nhanh chính là do sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến cho trẻ không kịp thích ứng với thời tiết nên để bị cảm và từ đó chuyển sang viêm thanh quản.Vậy có cách nào để phòng tránh bệnh viêm thanh quản không?
Viêm thanh quản rất phổ biến ở trẻ em từ 3 tháng đến 3 tuổi. Đây là bệnh đường thở bao gồm sự viêm nhiễm hoặc có vấn đề về thanh quản. Nguyên nhân chủ yếu do virus hoặc do cảm lạnh. Các nguyên nhân khác bao gồm dị ứng, nói nhiều, do ca hát hoặc la hét thường xuyên, hoặc do tình trạng trào ngược dịch acid từ dạ dày lên cổ họng.
Thông thường, viêm thanh quản xảy ra sau một viêm nhiễm của đường hô hấp trên bao gồm khàn cổ hoặc mất tiếng, mệt mỏi, đau họng, ho. Triệu trứng chính của trẻ em là khan tiếng, thở rít và tiếng ho ong ỏng như tiếng chó sủa. Trẻ còn bị sốt nhẹ 37,5oC -38oC và có biểu hiện lo lắng, sợ hãi.
Viêm thanh quản thường trầm trọng hơn vào ban đêm, cơn khó thở thanh quản xuất hiện vào khoảng thời gian này trong 3 – 4 ngày đầu mắc bệnh.
Có ba mức độ nặng cơn khó thở thanh quản cấp:
– Nhẹ: Trẻ ho, khàn tiếng, chỉ có tiếng thở rít khi khóc. Giai đoạn này trẻ chưa phải nhập viện, chỉ cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi và điều trị tại nhà.
– Trung bình: Trẻ thở rít khi nằm yên, khó thở, thở nhanh, co lõm. Khi thấy trẻ có những triệu chứng này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị.
– Nặng: Trẻ thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, kích thích, vật vã, tím tái. Lúc này trẻ bị tắc nghẽn hô hấp nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
Bệnh viêm thanh quản cấp kéo dài từ 7 đến 10 ngày và thuyên giảm theo thời gian. Các triệu chứng giảm dần nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Bệnh viêm thanh quản có thể bị bội nhiễm gây viêm tai giữa, hoặc lan xuống dưới gây viêm phế quản, viêm phổi.
Chăm sóc tại nhà
Đối với trẻ nhỏ, viêm thanh quản cấp có thể gây khó thở trầm trọng nên cần được bác sĩ khám và theo dõi. Cơn khó thở thanh quản mức độ nhẹ thường thuyên giảm trong vòng 3 ngày nếu được chăm sóc và theo dõi cẩn thận tại nhà.
Để chăm sóc tốt bệnh, các bậc phụ huynh cần phải bình tĩnh vì trẻ đang sợ hãi rất cần được trấn tĩnh. Tạo môi trường yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi, tránh la khóc, giúp trẻ kiêng nói.
Cho trẻ uống nhiều nước ấm, kiêng các gia vị kích thích như tiêu, ớt. Dùng các thuốc nhằm hạ sốt, chống viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra cũng cần dinh dưỡng, bồi dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng của trẻ.
Điều quan trọng khi chăm sóc trẻ viêm thanh quản cấp là theo dõi diễn tiến bệnh để phát hiện kịp thời dấu hiệu trở nặng. Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có một trong những dấu hiệu sau:
– Thở rít tiến triển, xuất hiện khi trẻ nằm yên.
– Xuất hiện dấu hiệu khó thở, thở bất thường, phập phồng cánh mũi.
– Trẻ mệt nhiều.
– Trẻ há miệng khi thở và chảy nước miếng.
– Sốt cao trên 39oC.
– Hoặc cơn khó thở thanh quản chưa giảm sau 3 ngày.
>>>Xem thêm: Thức ăn, vị thuốc chữa khản tiếng, mất tiếng
Phòng ngừa
Vào thời điểm giao mùa trở lạnh, khí hậu luôn thay đổi vì vậy các bậc phụ huynh nên lưu ý giữ ấm cho trẻ, tránh khói, bụi, tiếp xúc với người bệnh hô hấp.
Chích ngừa cho trẻ đầy đủ. Tăng cường dinh dưỡng để trẻ tăng sức đề kháng với bệnh.
Khi trẻ mắc bệnh hô hấp có triệu chứng khàn tiếng, khó thở thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh viêm thanh quản cấp rất dễ bị tái phát do vậy khi đã khỏi bệnh hoàn toàn các bậc phụ huynh vẫn phải chú ý giữ ấm, phòng ngừa cho trẻ.
>>>Xem thêm: Mẹo chữa khàn tiếng bằng thảo dược tự nhiên
Ngoài cách phòng ngừa như đã lưu ý trên thì còn một cách khác có thể giúp phòng và điều trị viêm thanh quản cực tốt. Đó là dùng thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh.
Tiêu Khiết Thanh được làm từ thảo mộc tự nhiên nên hoàn toàn không có tác dụng phụ, thích hợp dùng cho cả trẻ em và người già. Tiêu Khiết Thanh giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh về viêm thanh quản, đau họng, khàn tiếng, mất tiếng và các bệnh từ viêm thanh quản.
Để hiểu thêm về sản phẩm Tiêu Khiết Thanh, các bạn có thể xem ở link sau: http://nhathuocviet.vn/san-pham/tieu-khiet-thanh.html