Một tháng nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp mấy lần? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn gái trẻ băn khoăn sau khi đã “trót dại”.
Thuốc tránh thai khẩn cấp được biết đến như một phương thức hữu hiệu cho phụ nữ sau khi quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai như bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo. Cũng chính bởi ưu điểm của nó mà nhiều bạn gái lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Trong một tháng, có những chị em sử dụng nó quá nhiều lần. Đây là một điều vô cùng nguy hại bởi nó sẽ để lại những tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc sinh đẻ của chị em sau này.
Dưới đây là những đáp án cho các băn khoăn của chị em về thuốc tránh thai khẩn cấp.
Thuốc tránh thai khẩn cấp có phải là phương pháp tốt nhất để tránh thai không?
Câu trả lời: Không. TTTKC chỉ là phương pháp bất đắc dĩ cho bạn nếu như trót quan hệ tình dục mà không dùng các biện pháp ngừa thai. TTTKC nếu lạm dụng nhiều sẽ nguy hiểm cho buồng trứng của người phụ nữ. Các phương pháp tránh thai hữu hiệu nên dùng là bao cao su và thuốc tránh thai hàng ngày. Tuyệt đối không nên lạm dụng TTTKC.
Một tháng nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp mấy lần?
Trong một tháng không nên dùng quá 2 lần TTTKC vì càng dùng nhiều thì hiệu quả càng giảm, 50% số phụ nữ dùng thuốc tránh thai khẩn cấp bị buồn nôn và nôn, làm hiệu quả của thuốc giảm.
Nếu dùng quá 2 lần trong một tháng, bạn có thể bị rối loạn kinh nguyệt dẫn đến các hiện tượng như: ra dịch màu đen, kinh nguyệt không đều, trễ kinh, rong kinh…
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?
TTTKC giúp bạn tránh thai sau khi quan hệ tình dục, nhưng nó cũng mang lại những tác dụng phụ như làm rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, căng ngực…
Khi muốn có con, nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp bao lâu? Thuốc tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào kết luận việc sử dụng TTTKC có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, tuy nhiên, nếu như bạn sử dụng nhiều TTTKC thì bạn sẽ bị rối loạn kinh nguyệt như đã nói ở trên, và từ đó, làm giảm khả năng thụ thai.
Khi muốn có con, bạn nên khám sức khỏe tổng quát và tiêm ngừa phòng các bệnh viêm gan B, sởi-quai bị-rubella, thủy đậu… Đặc biệt, cần điều trị các bệnh lý viêm nhiễm sinh dục hoặc các bệnh lý khác đi kèm.
Trong quá trình mang thai, nên khám thai thường xuyên theo lịch, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các xét nghiệm cần làm khi có thai là: đo độ mờ da gáy vào tuần lễ 11-13 và xét nghiệm máu. Nếu có bất thường bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn chọc ối qua siêu âm.