Tác dụng của đậu nành và tác dụng phụ của đậu nành bạn cần nên biết

Tác dụng của đậu nành

Sữa đậu nành chống lão hóa

Trong sữa đậu nành chứa hàm lượng cao Genistein – đây là một chất có khả năng kéo dài quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể. Việc uống sữa đậu nành điều độ sẽ mang tới làn da trắng và tươi trẻ cho các chị em và chống lão hóa lâu dài.

Rửa mặt bằng sữa đậu nành

Ngoài tác dụng xóa mờ nếp nhăn, khi dùng sữa đậu nành rửa mặt hoặc đắp mặt nạ thư giãn có thể giúp xóa đi các vết thâm trên da mặt, làm giảm mụn đầu đen, giữ ẩm cho da, giúp làn da trắng hồng tự nhiên…

Có thể đây là cách làm đẹp còn mới với bạn nhưng phụ nữ Nhật, Trung Quốc đã chọn loại thực phẩm này để làm đẹp da từ rất lâu rồi.

nhung-tac-dung-phu-cua-sua-dau-nanh-va-dau-phu 

Cũng tương tự như sữa tươi, chị em có thể sử dụng một chén sữa đậu nành xoa lên mặt, mát xa theo chuyển động vòng tròn trong 15 phút, sau đó rửa lại với nước ấm. Nếu muốn tăng tác dụng của sữa đậu với da, hãy sử dụng một chiếc khăn bông sạch, thấm sữa đậu nành để đắp lên mặt từ 10-15 phút. Cách này giúp cung cấp độ ẩm và làm da sáng nhanh hơn.

Tác dụng của sữa đậu nành trong giảm mỡ bụng

Mỡ thừa tích nhiều ở bụng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường. Các nghiên cứu cho thấy việc uống một ly sữa đậu nành hàng ngày sẽ giúp giảm bớt lượng mỡ thừa nguy hiểm này. Hãy áp dụng việc kiên trì uống sữa đậu nành trong vòng 3 tháng, bạn sẽ thấy tác dụng của sữa đậu nành giam can vùng mỡ bụng thần kỳ như thế nào.

Làm trắng da bằng sữa đậu nành

Dùng sữa đậu nành để tắm sẽ giúp da bạn trở nên mềm mại, mịn màng, giảm vết thâm nám và đặc biệt là da sẽ trắng sáng hơn.

Một cách làm trắng và sáng da của phụ nữ Nhật thường dùng đó là thoa sữa đậu nành lên những vùng da sậm màu, sau đó mát-xa vùng da đó trong vòng 15 phút, rồi đem rửa sạch bằng nước ấm. Cách làm này giúp cung cấp độ ẩm và làm da sáng nhanh chóng.

Sữa đậu nành có tác dụng làm đẹp tóc

Protein là thành phần cấu tạo chủ yếu của tóc. Không thể phủ nhận, lượng protein chứa trong đậu nàng rất lớn và bổ dưỡng. Chính vì vậy, việc uống sữa đậu nành mỗi ngày là một cách giúp làm đẹp tóc, khiến mái tóc của bạn trở nên chắc khỏe hơn. Đặc biệt, đối với mái tóc mỏng và thưa, sữa đậu nành có tác dụng giúp chúng óng ả và dày dặn hơn nhiều.

Cải thiện vòng một bằng sữa đậu nành

Tình trạng “màn hình phẳng” ở nữ giới là do sự thiếu hụt estrogen. Trong đậu nành chứa một lượng lớn estrogen nên sữa đậu nành có tác dụng rất lớn trong việc kích thích sự phát triển của vòng ngực của chị em được căng tràn và quyến rũ.

 

tac-dung-cua-sua-dau-nanh-lam-trang-da-1

Sau 3 tháng uống liên tục, các nhà nghiên cứu nhận thấy có rất ít sự khác nhau về cân nặng giữa 2 nhóm tham gia thử nghiệm. Tuy nhiên, xét nghiệm cho thấy có một sự khác nhau rất lớn về lượng mỡ “cư trú” ở vùng thắt lưng. Trong khi những phụ nữ uống sữa đậu nành giảm được đáng kể lượng mỡ ở vùng bụng thì những phụ nữ ở nhóm còn lại hoàn toàn không có sự thay đổi.

Lưu ý những tác dụng phụ của sữa đậu nành và đậu phụ

– Tăng nguy cơ đột quỵ: Isoflavones trong sữa đậu nành có thể gây ra ức chế tiểu cầu hoặc là, cho tiểu cầu bị vón cục dẫn tới hình thành cục máu đông, làm ngăn ngừa dòng chảy của máu qua các động mạch và gây tắc nghẽn ở động mạch vành hay não. Kết quả là làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

 

– Suy tuyến giáp: Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp do nó ngăn chặn các enzyme peroxidase tuyến giáp. Loại hormone này có nhiệm vụ hỗ trợ i-ốt sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, nếu thiếu nó sẽ làm cho hormone tuyến giáp giảm đi, gây ra tình trạng suy tuyến giáp.

 

– Không tốt cho người bệnh gout: Trong sữa đậu nành có chứa một hàm lượng purin – một thành phần có thể gây kích ứng niêm mạc của bạn, gây ra đau dữ dội, sưng và viêm, gây ra bệnh gout. Vì vậy, những người bị bệnh gout uống nhiều sữa đậu nành sẽ càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.

– Suy giảm chức năng thận: Trong đậu phụ chứa rất nhiều protein mà ăn nhiều protein sẽ gây ra gánh nặng cho thận vì ăn nhiều đậu phụ sẽ tăng chất thải nitơ và thận phải lọc thải chỗ nitơ đó. Quá trình này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ suy thận.

 

nhung-tac-dung-phu-cua-sua-dau-nanh-va-dau-phu-1

– Khó tiêu: Protein trong đậu phụ cũng có thể là nguyên nhân gây cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể, đồng thời dễ dẫn đến chứng khó tiêu. Những người bị chứng khó tiêu do ăn nhiều đậu phụ có thể có thấy bị chướng bụng, tiêu chảy…

 

– Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch: Đậu nành chứa hàm lượng methionine vô cùng phong phú. Dưới tác động của enzym, methionine có thể được chuyển đổi sang một dạng khác và gây ảnh hưởng đến thành tế bào nội mô động mạch, làm lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch, từ đó tăng nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa động mạch.