Thân Rễ Tri Mẫu

Thân rễ phơi hoặc sấy khô của cây Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bunge), họ Bách hợp (Liliaceae).

Mô tả Thân Rễ Tri Mẫu

Hình khúc dẹt hoặc trụ, hơi cong queo, có khi phân nhánh, dài 3 – 15 cm, đường kính 0,8 – 1,5 cm. Một đầu còn sót lại gốc thân và vết cuống lá màu vàng nhạt. Mặt ngoài có màu vàng nâu đến nâu. Mặt trên của thân rễ có một rãnh lớn và có nhiều đốt vòng xếp sít nhau, trên đốt có nhiều gốc lá còn sót lại màu nâu vàng mọc ra 2 bên, mặt dưới có nếp nhăn và nhiều vết rễ nhỏ hình chấm tròn lồi lõm. Chất cứng, dễ bẻ gẫy. Mặt gẫy màu vàng nhạt. Mùi nhẹ. Vị hơi ngọt, đắng, nhai có chất nhớt.

Thân Rễ Tri Mẫu

Thân Rễ Tri Mẫu

Định tính

A. Trộn 2 g bột dược liệu với 10 ml ethanol (TT), lắc, để lắng 20 phút. Lấy 1 ml dịch trong ở bên trên; cô bốc hơi đến cắn. Nhỏ 1 giọt acid sulfuric (TT) vào cắn, lúc đầu hiện ra màu vàng, sau biến thành màu đỏ, màu tím, rồi màu nâu.
B. Lấy 0,5 g bột dược liệu vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước, lắc kỹ, một lớp bọt bền được taọ thành. Lọc, lấy 2 ml dịch lọc, thêm 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT) xuất hiện tủa màu xanh đen.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel GF254 đã hoạt hoá ở 110 0C trong 1 giờ.
Dung môi khai triển: Cloroform – ethylacetat (11 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 50 ml ethanol 95% (TT), đun hồi lưu 60 phút, để nguội, lọc, lấy dịch lọc, thêm 2 ml acid dung dịch acid sulfuric 5% (TT), đun hồi lưu trong cách thuỷ 3 giờ và sau đó cô dung dịch đến cắn. Hoà tan cắn trong 2 ml cloroform (TT).
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan sarsasapogenin trong cloroform (TT) để dược dung dịch chứa 5 mg/ml làm dung dịch đối chiếu. Nếu không có sarsasapogenin, lấy 5 g bột Tri mẫu (mẫu chuẩn) rồi chiết như mẫu thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 7 ml mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai xong, lấy bản mỏng ra phơi khô ngoài không khí. Phun hỗn hợp của dung dịch vanilin 8% trong ethanol khan (TT) và dung dịch acid sulfuric (được pha bằng cách: Lấy 2 ml nước, thêm cẩn thận 7 ml acid sulfuric (TT), làm lạnh, thêm nước vừa đủ 10 ml). Sấy bản mỏng 5 phút ở 100oC. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 0C, 5 giờ).

Tạp chất

Rễ con, các bộ phận còn lại từ lá chết và các tạp chất khác: Không quá 3 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 8,5% (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 4.0% (Phụ lục 9.8).

Chế biến Thân Rễ Tri Mẫu

Thu hoạch vào mùa xuân, thu. Đào lấy thân rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi khô.

Bào chế

Tri mẫu: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô, bỏ lông và chất vụn.
Tri mẫu chế muối: Lấy Tri mẫu, rang nhỏ lửa đến khô, lấy ra tẩm nước muối, lại sao khô, lấy ra để nguội. Cứ 100 kg Tri mẫu phiến dùng 2,8 kg muối.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh ẩm, sâu mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, cam, hàn. Vào các kinh phế, vị, thận .

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, tả hoả, trừ phiền chỉ khát, nhuận táo. Chủ trị: Nhiệt bệnh có sốt cao khát nước, phế thậnâm hư có cốt chưng, trào nhiệt; nội nhiệt tiêu khát, ruột ráo táo bón.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 6 – 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Người hư hàn không nên dùng.