Tổng quan về an toàn truyền máu

1. ĐẠI CƯƠNG
Máu là sinh phẩm vô cùng quý giá trong điều trịbệnh mà cho đến nay vẫn chưa có một vật phẩm nào có thểthay thế được.Theo ước tính của Viện huyết học truyền máu, ởnước ta (năm 2001), với dân số76 triệu người mỗi năm ước tính cần khoảng 1 triệu lít máu, 5000 lít huyết tương.Máu chiếm 1/13 đến 1/15 trọng lượng của cơthể, máu rất cần cho cơthểvì mang những chất nuôi dưỡng các tếbào và chuyển những chất thải đến các bộphận bài tiết. Máu còn cần thiết đểduy trì huyết áp và chuyên chởcác chất.
Mỗi thành phần cấu tạo của máu có chức năng riêng.
– Hồng cầu chuyên chởoxy.
– Bạch cầu giữvai trò bảo vệ.
– Tiểu cầu làm nhiệm vụcầm máu.
– Các chất protein trong huyết tương duy trì áp lực thẩm thấu giúp cho việc trao
đổi trong các mô.
– Chất globulin bảo vệmiễn dịch.
– Các yếu tố đông máu trong huyết tương.
Một người mất 250ml máu, hemoglobin trên 35% không nhất thiết phải truyền máu vì cơthểcó khảnăng tựhồi phục dễdàng (có thểtruyền huyết thanh thay thê). Truyền máu là làm cho người bệnh có nguy cơlây viêm gan virus, thậm chí nhiễm HIV nếu công tác sàng lọc người cho máu không đảm bảo theo quy định.
2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁU LƯU TRỮ
Máu lưu trữlà máu lấy xong lưu trữvào tủlạnh dùng dần. Máu tươi là máu lấy xong truyền ngay.
Máu toàn phần:
Một chai máu bình thường khi lưu trữtrong tủlạnh phải đạt 3 lớp.
– Lớp trên: là huyết tương màu vàng chanh, trong suốt, không có hiện tượng tan máu và đông sợi huyết hay lên bông.
– Lớp giữa: là lớp bạch cầu, tiểu cầu rất mỏng, trắng lấp lánh, không có cục đông
và đám mờ.
– Phần dưới: màu đỏthẫm đồng nhất, đó là lớp hồng cầu.
Khối hồng cầu:
Khối hồng cầu lấy từmáu đã được chống đông tươi hoặc lưu trữ, phải điều chếtheo điều kiện đảm bảo kỹthuật quy định. Phần khối hồng cầu khi lần truyền phải pha loãng bằng dung dịch NaCL 0, 9% hoặc dung dịch bảo quản hồng cầu.
Huyết tương giầu tiểu cầu:

Tiểu cầu lấy của một người hoặc tiểu cầu của nhiều người cho cùng nhóm, tấy từmáu tươi, sau khi lấy xong là phải dùng ngay, không đểquá 2 giờ.
Khối tiểu cầu.
Huyết tương tươi đông lạnh.
Sau khi lấy ra dùng phải đểvào bình cách thuỷ370c Cho tan đông và dùng
trong 2 giờ.
3. QUY TẮC VÀ CHỈ ĐỊNH TRUYỀN MÁU
3.1. Quy tắc
Cổ điển: truyền máu sao cho hồng cầu người cho không bịngưng kết bởi huyết tương người nhận:
Sơ đồtruyền máu cổ điển:
Tuy nhiên, không được truyền 1 lần quá 1 đơn vịmáu và không được truyền 2 lần với khoảng cách quá gần.
Hiện nay:

an-toan-truyen-mau

Để đảm bảo an toàn tuyệt đôi cho người được nhận máu, hiện nay quy định:
– Chỉ được phép truyền máu cùng nhóm, hoặc truyền máu tựthân.
– Tuyệt đối không được truyền máu khác nhóm dù trong bất cứhoàn cảnh nào.
3.2. Chỉ định truyền máu
Cấp cứu: chỉ định truyền máu cấp cứu trong sốc mất máu, sốc chấn thương:
– Trong ngoại khoa:
+ Xuất huyết tiêu hóa nặng, vỡtĩnh mạch thực quản, trong chấn thương vỡ gan, lách, thận.
+ Trong và sau khi mổ đểbồi phụlượng máu đã mất.
– Trong sản khoa: đờtửcung sau đẻ, rau tiền đạo trung tâm, vỡtửcung, chửa ngoài dạcon vỡ, chảy máu nặng do tai biến sản khoa.
Truyền máu ngoài cấp cứu:
– Truyền máu trước mổ.
– Các thiếu máu mạn tính: chỉgiới hạn ởnhững bệnh nhân thiếu máu nặng mà nguyên nhân không thể điều trị được.
+ Trong thực hành vấn đềlợi, hại của truyền máu cần được cân nhắc nhất là những trường hợp suy tim, tan huyết cấp, viêm thận, các trạng thái sốc không có giảm khối lượng máu, những trường hợp đã được truyền máu nhiều lần hoặc đã có những phản ứng tương tự.

4. CÁC QUY ĐỊNH TRONG TRUYỀN MÁU
4.1. Đối với khoa huyết học
– Nhận giấy xin lĩnh máu của khoa lâm sàng và ống máu của bệnh nhân (đã ghi rõ tên, tuổi, khoa, phòng, sốgiường).
– Xác định lại nhóm máu hệABO bằng 2 phương pháp (huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu).
– Chọn máu người cho phù hợp.
– Thửphản ứng chéo.
– Kiểm tra chất lượng chai máu người cho.
– Ghi tên, tuổi bệnh nhân được truyền vào nhãn chai máu.
– Khi được báo có tai biến truyền máu, khoa huyết học phải phối hợp với lâm sàng xửtrí tai biến theo quy định.
4.2. Đối với khoa lâm sàng
– Khi truyền máu, bác sĩlà người chịu trách nhiệm chính.
– Bác sĩchỉ định rõ ràng trong bệnh án vềloại máu, sốlượng, tốc độtruyền, ghi
phiếu lĩnh máu.
– Y tá bệnh phòng lấy máu bệnh nhân gửi đến phòng trữmáu.
– Chuẩn bịcác phương tiện truyền máu và phương tiện cấp cứu tai biến.
– Dặn bệnh nhân nhịn ăn trước và sau truyền 2h, đi ngoài, đi tiểu trước khi
truyền.
– Kiểm tra lại mạch, nhiệt độ, huyết áp trước khi truyền.
– Kiểm tra chai máu, phiếu thửmáu, nhóm máu: trong bệnh án, chai máu, phiếu
thửphản ứng chéo.
– Máu lĩnh vềkhoa phải truyền ngay.
– Làm phản ứng tin cậy trước khi truyền.
– Làm phản ứng sinh vật (Ochlecker): ít làm.
Cho truyền 10 – 15 ml với tốc độXXX giọt/phút sau đó ngừng lại kiểm tra lại mạch, nhiệt độ, huyết áp, sắc mặt bệnh nhân và các phản ứng khác. Nếu có sựthay đổi phải ngừng truyền đểtìm nguyên nhân.
– Điều chỉnh tốc độtruyền theo đúng y lệnh.
– Ghi nhận xét vào phiếu truyền máu của bệnh nhân và vào bệnh án.
– Theo dõi tiếp bệnh nhân sau truyền máu đểphòng tai biến muộn.
– Giữlại dây, chai máu (còn 5ml). Nếu sau 2h không thấy có tai biến gì mới bỏ.

5. CHỌN NGƯỜI CHO MÁU, TIÊU CHUẨN VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI CHO
MÁU
5.1. Tiêu chuẩn chọn người cho máu
Việc chọn người cho máu đạt tiêu chuẩn khá phức tạp.
– Khỏe mạnh, cơthểphát triển tốt.
– Tuổi: Nam từ18 – 55 tuổi
Nữtừ18 – 50 tuổi
– Cân nặng: Nam ≥46 kg
Nữ ≥42kg
– Sốlượng lấy máu mỗi lần không quá 1 đơn vịmáu (250ml), muốn cho lại phải sau 3 tháng.
– Phải được khám lâm sàng, không được mắc 1 trong 24 bệnh theo quy định của
Tổchức Y tếThếgiới và phải được làm các xét nghiệm theo quy định.
5.2. Quản lý người cho máu
– Tránh tình trạng một người cho máu nhiều nơi, thì ngân hàng máu (hoặc phòng truyền máu) đảm nhận quản lý hồsơngười cho máu.
6. NHỮNG TAI BIẾN THƯỜNG GẶP KHI TRUYỀN MÁU
6.1. Tai biến tức thì
– Tai biến do tan máu: do không phù hợp nhóm máu ABO.
– Sốt: có thểdo bệnh nhân đã được truyền máu nhiều lần dẫn tới phản ứng nhóm máu phụ, phản ứng với nhóm bạch cầu người cho hoặc có chất gây sốt trong các phương tiện truyền máu.
– Dị ứng: có thểdo máu người cho có dịnguyên.
– Phản ứng do chai máu bịnhiễm trùng: sốt, đau bụng, nôn, ỉa chảy.
6.2. Tai biến xảy ra chậm
– Tai biến do miễn dịch đồng loại (xảy ra 4 – 10 ngày sau truyền).
– Bệnh lây do truyền máu: viêm gan virus, sốt rét, giang mai, HIV.
– Xuất huyết giảm tiểu cầu sau truyền máu: do kháng thểkháng lại tiểu cầu
– Nhiễm thiết huyết tố: do truyền máu nhiều lần dẫn tới tăng sắt.
6.3. Tai biến do kỹthuật truyền máu
– Tốc độtruyền quá nhanh: gây phù phổi cấp.
– Viêm tắc tĩnh mạch.
– Do tắc hơi, do fibrin.
6.4. Các tai biến khác
– Ngộ độc citrat: do truyền máu nhiều.

– Ngộ độc kali: do truyền máu trữlâu ngày.
– Hạthân nhiệt: máu không được làm ấm trước khi truyền.
7. ĐỀPHÒNG
Đểhạn chếcác tai biến do truyền máu và đảm bảo an toàn truyền máu:
– Phải chỉ định truyền máu đúng (truyền. máu từng phần).
– Chai, dây lấy máu, kỹthuật lấy máu, truyền máu phải đúng quy định.
– Phải xác định nhóm máu ABO bằng 2 phương pháp.
– Phải làm phản ứng chéo, phản ứng tin cậy trước khi truyền máu.
– Chọn người cho máu đảm bảo theo đúng quy định.
Phải tổchức tuyên truyền cho cộng đồng hiểu vềlợi ích và tác hại của việc truyền máu. Chú trọng tới công tác động viên, khuyến khích người nhà bệnh nhân cho máu. Cần hưởng ứng và làm tốt chương trình hiến máu nhân đạo đểcó những túi máu có chất lượng, góp phần cứu sống người bệnh và phòng tránh được các tai biến do
truyền máu gây ra.

” Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh “

Trích: Bệnh học nội khoa, giáo trình Đại học y khoa Thái Nguyên