Sẹo lồi thường được gặp ở nhiều vị trí trên cơ thể như: tay, chân, lưng,…Bản thân sẹo lồi không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó để lại sự tự ti không kém cho bản thân người đang bị sẹo. Cùng tìm hiểu 5 cách trị sẹo lồi ngay bài viết bên dưới nhé!
1. Sẹo lồi hình thành do đâu?
Sẹo lồi là một loại sẹo do quá trình tái tạo da không đồng đều, gây ra sự phình lên trên bề mặt da. Sẹo lồi thường xảy ra do quá trình tổn thương da khiến tế bào da tăng sản xuất collagen, tuy nhiên quá trình này không đồng đều dẫn đến lớp da mới phát triển không phẳng và gây ra sự lồi lên trên da. Sẹo lồi thường khó che phủ bằng trang điểm và thường cần phải sử dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu để giảm thiểu tình trạng này.
2. Chuẩn đoán sẹo lồi như thế nào?
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà triệu chứng và dấu hiệu của sẹo lồi sẽ khác nhau. Một số dấu hiệu thường gặp của sẹo lồi:
- Vị trí vết thương đã khép miệng nhưng bề mặt có màu hồng hoặc đỏ và không đàn hồi
- Vị trí da có cục gồ lên, căng bóng , sờ cứng và chắc, không đàn hồi
- Vùng da tiếp tục phát riển với mô sẹo lớn hơn theo thời gian
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, bác sĩ sẽ tư vấn để bạn lựa chọn được phương án điều trị sẹo lồi thích hợp nhất.
3. Hướng dẫn 5 cách trị sẹo lồi
Dưới đây là 5 cách trị sẹo được tham khảo về tính tối ưu để trị sẹo lồi, mời bạn tham khảo!
3.1. Tiêm corticosteroid hoặc một loại thuốc khác
- Corticosteroid có thể ức chế collagenase, giúp làm giảm sắc tố của vùng sẹo, chỉ áp dụng cho những sẹo lồi nhỏ. Thông thường Triamcinolone acetonide được sử dụng để tiêm nhiều nhất.
- Vùng da được tiêm sẽ giảm sắc tố trong 6- 12 tháng. Phương pháp này có thể tiêm lại nhiều lần sau 1-2 tháng, tùy thuộc vào kích thước của sẹo.
3.2. Phẫu thuật sẹo lồi:
- Một trong những phương pháp dễ nhất là cắt bỏ sẹo rồi tiêm corticosteroid. Đa phần sẹo lồi sau khi cắt phải cần điều trị kèm theo một vài loại thuốc khác như tiêm corticosteroid, băng ép, silicon gel, kem Imiquimod hoặc tiêm Interferon.
- Vết khâu sau khi đã cắt bỏ sẹo cần được giữ gìn trong 10 -14 ngày vì chất Lidocaine/Steroid có thể làm chậm quá trình lành vết thương.
- Đối với các vết sẹo quá lớn và nhiều, không thể áp dụng thủ thuật cắt bỏ thì bác sĩ có thể đề nghị dùng biện pháp bào mòn sẹo để ngang bằng với da xung quanh và bôi Imiquimod.
>>>Xem ngay: Top 10 kem trị sẹo (Lồi, Rỗ, Thâm) được chuyên gia da liễu khuyên dùng
3.3. Các tấm gel silicone
- Các miếng gel silicone là một miếng thuốc dán mềm, dạng gel dùng để điều trị sẹo lồi. Phương pháp này dùng cho những sẹo còn mới và bệnh nhân càng trẻ thuốc sẽ càng có hiệu quả cao hơn.
- Điều trị bằng thuốc dạng gel sẽ kéo dài 6-12 tháng, tuy nhiên cần duy trì lâu dài và chỉ nên dán đến cuối ngày sau đó vệ sinh chỗ da được dán để đảm bảo không gây nhiễm trùng da.
3.4. Đông lạnh (phẫu thuật lạnh)
- Thủ thuật này làm đông lạnh vết sẹo bằng nitrogen lỏng (-196 độ) hủy loại tế bào và các mao mạch. Sự thiếu oxy sẽ làm mô sẹo bị hoại tử và bong tróc, xẹp xuống. Áp hoặc phun nitrogen lỏng trực tiếp lên sẹo và mỗi lần cách nhau 2-3 tuần. Đa phần các trường hợp sẹo lồi điều trị bằng phương pháp này đều phẳng ra sau 8-10 lần điều trị.
- Phương pháp với hiệu quả từ 50 – 70 % nếu kết hợp cùng tiêm steroid trong phẫu thuật thì tỉ lệ đáp ứng là 84%. Hiện tượng mất sắc tố thường kéo dài trong nhiều năm.
3.5. Phương pháp chữa trị sẹo lồi bằng laser
- Việc sử dụng laser có hiệu quả không đồng đều, hầu hết phương pháp này được chỉ định cho những sẹo lồi mới, đang sinh mạch. Các loại laser được sử dụng điều trị sẹo lồi là laser argon, laser CO2, laser neodymium, laser nhuộm màu tia dạng xung PDL (Pulsed Dye Laser).
- Theo những nghiên cứu cho thấy, sau một thời gian dài áp dụng phương pháp này, hiệu quả đạt được không nhất quán và sẹo có nguy cơ tái phát 40-90%.
4. Phòng ngừa sẹo lồi sau điều trị như thế nào?
Để phòng ngừa sẹo lồi, bác sĩ đưa ra khuyến cáo:
- Đối với vết thương nhẹ, vết thương hở nhỏ: cần vệ sinh tại chỗ với nước muối sinh lý, cồn hoặc thuốc sát khuẩn để không làm nhiễm trùng vết thương, giữ vết thương khô thoáng, sau khi đóng mài bôi thuốc sẹo để da thúc đẩy tái tạo da nhanh hơn.
- Đối với vết thương sau phẫu thuật, do bỏng: hạn chế các thực phẩm gây lồi thịt như rau muống, trứng, hải sản… và luôn giữ vết thương khô ráo, thông thoáng, vệ sinh vùng da bị thương thật kĩ. Bôi thuốc lành sẹo ngay sau khi được bác sĩ cho phép sử dụng.
- Người có cơ địa sẹo lồi: đối với những ai có cơ địa sẹo lồi cần chú ý khi có vết thương hở, cách điều trị và chăm sóc vị trí bị thương tổn cũng như chế độ ăn uống hợp lí sẽ hạn chế được việc hình thành sẹo.
Tóm lại, sẹo lồi không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn nhưng lại gây mất thẩm mỹ cho cơ thể. Mỗi cách trị sẹo lồi đều có ưu và nhược điểm riêng. Do đó bạn hãy chủ động thăm khám và nhận lời khuyên từ Bác sĩ để nhận liệu trình điều trị phục hồi hiệu quả nhất.
Theo Nhà Thuốc Việt
Xem thêm:
Hướng dẫn cách trị sẹo rỗ, lõm mới hình thành bằng tự nhiên
Sẹo lồi lâu năm có chữa được không?