Bệnh suy nhược thần kinh thực vật là gì?

Bệnh suy nhược thần kinh thực vật là gì? Nguyên nhân nào gây bệnh suy nhược thần kinh thực vật? Và cách điều trị bệnh lý này ra sao? Đó là 3 câu hỏi đang được rất nhiều bạn đọc quan tâm và tìm hiểu. Dưới đây, mình sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn thông qua những tài liệu mà mình đã thu thập được.

Bệnh suy nhược thần kinh thực vật là gì?

Bệnh suy nhược thần kinh thực vật là gì?

Tổng quan về bệnh suy nhược thần kinh thực vật

Bệnh suy nhược thần kinh thực vật hay còn gọi là bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Căn bệnh này được định nghĩa là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu thần kinh dưới vỏ não do tế bào não bị quá tải khi chịu nhiều áp lực, căng thẳng từ công việc và cuộc sống. Suy nhược thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi và hồi phục của cơ thể.

Bệnh suy nhược thần kinh thực vật là một bệnh rất dễ gặp phải trong xã hội hiện đại. Những người bị chứng suy nhược thần kinh thực vật thường tỏ ra mệt mỏi, hay than phiền, dễ bị kích thích, rối loạn giấc ngủ, đau đầu âm ỉ, chóng mặt, mệt mỏi, khó có thể tập trung, hay sợ hãi, lo âu…

Một số thống kê tại Việt Nam chỉ ra rằng, số người bị suy nhược thần kinh thực vật chiếm từ 3 – 4 % dân số. Những người lao động trí óc nhiều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngược lại, tỷ lệ người lao động chân tay mắc bệnh ít hơn.

Tổng quan về bệnh suy nhược thần kinh thực vật

Tổng quan về bệnh suy nhược thần kinh thực vật

Nguyên nhân gây bệnh suy nhược thần kinh thực vật

Bệnh suy nhược thần kinh thực vật có thể là một biến chứng của một số bệnh hay tác dụng phụ của một số thuốc. Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật. Cụ thể là:

  • Các bệnh tự miễn, các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch và thương tổn các bộ phận của cơ thể, dây thần kinh.
  • Sự tấn công hệ miễn dịch của một số bệnh ung thư.
  • Di truyền khi có thai.
  • Những tư thế không tốt của cơ thể, ví dụ như gây ra áp lực đối với những động mạch quan trọng hoặc tạo áp lực đối với những dây thần kinh quan trọng của cơ thể.
  • Tiếp xúc với những hóa chất độc hại.
  • Bệnh di truyền của tổ chức liên kết, đặc biệt là hội chứng Ehlers – Danlos.
  • Bệnh lý tự miễn, đặc biệt là bệnh đái tháo đường.
  • Những bệnh lý thoái hóa thần kinh, ví dụ như bệnh Parkinson.
  • Những bệnh lý chấn thương hoặc tổn thương làm tổn hại hệ thần kinh thực vật. Ví dụ: chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống.
  • Rối loạn tâm lý.
Nguyên nhân gây bệnh suy nhược thần kinh thực vật

Nguyên nhân gây bệnh suy nhược thần kinh thực vật

Các biểu hiện của bệnh suy nhược thần kinh thực vật bạn cần biết

Suy nhược thần kinh gây nên tình trạng đau đầu, người mệt mỏi luôn muốn nghỉ ngơi, mất ngủ nghiêm trọng, suy giảm trí nhớ…

Hay ra mồ hôi toàn thân, đặc biệt là mồ hôi chân tay; chân tay lạnh, ẩm ướt thường xuyên.

Rối loạn hệ sinh sản với các triệu chứng đặc trưng như mất ham muốn, rối loạn cương dương, âm đạo khô, rối loạn kinh nguyệt…

Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, táo bón, đầy hơn, ăn không tiêu, ợ chua, rối loạn chức năng co bóp của dạ dày và ruột nên thường gây nên những cơn đau bụng khó chịu.

Gây tăng huyết áp, nhịp tim đập nhanh, luôn hồi hộp, khó thích ứng với hoạt động thể lực, đau thắt ngực, thở nhanh, thở gấp khi vận động mạnh, …

Ảnh hưởng tới đường tiết niệu như tiểu không tự chủ, tiểu khó hay kích thích tiểu tiện khi căng thẳng…nếu như tình trạng này kéo dài không được điều trị có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc căng thẳng. Hụt hơi khó thở, tức ngực. Ngạt mũi do giãn cuốn mũi. Hệ cơ xương khớp: máy giật cơ, buồn bực chân tay, đau nhức xương khớp khi trở trời.

Nguyên nhân gây bệnh suy nhược thần kinh thực vật

Nguyên nhân gây bệnh suy nhược thần kinh thực vật

Cách điều trị bệnh suy nhược thần kinh thực vật

Việc điều trị hiệu quả chứng rối loạn thần kinh thực vật cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Mục đích của việc điều trị là nhằm tạo lập lại sự cân bằng trong hệ thần kinh, sự cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Hiện nay việc điều trị bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật thường điều trị dựa trên 2 phương pháp chính đó là điều trị suy nhược thần kinh thực vật bằng y học cổ truyền và y học hiện đại. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về 2 phương pháp này rõ hơn dưới đây:

Điều trị suy nhược thần kinh thực vật bằng Y học Cổ truyền

Theo các thầy thuốc đông y thì rối loạn thần kinh thực vật cần được điều trị theo các thể bệnh mắc phải như: trừ đàm khai hết , giải uất định chí, ninh tâm an thần, giải uất, thanh dưỡng tâm thần, hòa vị hóa đàm…. Ví dụ một số bài thuốc Đông y thường dùng trị bệnh như:

Bài thuốc 1: Quy bản ngũ vị từ thang

Thành phần: đương quy 30g, bạch truật 10g, ngũ vị tử 6g, bạch thược 12g, quy bản 30g, phòng phong 8g, ngọc trúc 15g, thạch hộc 10g, và sinh hoàng kỳ 15g.

Cách dùng: Các vị thuốc trên hình thành 1 tháng thuốc dùng sắc uống trong ngày, chia ra làm 3 lần sắc uống theo tỷ lệ cứ 3 phần nước thì sắc nhỏ lửa lấy một phần uống. Dùng liên tục cho tới khi hết đợt liệu trị mà thầy thuốc đưa ra thì tầm soát lại bệnh xem đã hết chưa điều này sẽ giúp bạn có cách chữa trị khỏi bệnh hiệu quả nhất.

Bài thuốc 2: Hương nhu Chỉ thực thang

Thành phần gồm sài hồ 12g, xuyên khung 9g, hương nhu 10g, trần bì 10g, trúc như 12g, giới bạch 10g, xương bồ 15g, viễn chí 10g, bạch thược 10g, chỉ thực 9g.

Bài thuốc dùng tương tự như bài thuốc 1 và dùng theo chỉ định của thầy thuốc đông y để có thể đặc trị bệnh hiệu quả tốt nhất. Sau khi dùng thuốc 1-2 tháng bệnh sẽ chuyển biến rõ rệt.

Bài thuốc 3: Định tâm An thần thang

Thành phần: Phục thần, Toan táo nhân, Bình vôi, Viễn trí, Hoàng kỳ, Đại táo. Dạ giao đằng, Lạc tiên, Liên nhục…cùng nhiều vị thuốc thảo dược quý khác

Công dụng: Bổ huyết, dưỡng huyết; trấn tâm, an thần; ích khí; kiện tỳ, ích thận. Giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng khí huyết, kích thích ngủ ngon, điều trị chứng hay ra mồ hôi chân tay, trống ngực, tình trạng rối loạn thần kinh thực vật, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.

Cách điều trị bệnh suy nhược thần kinh thực vật

Cách điều trị bệnh suy nhược thần kinh thực vật

Điều trị suy nhược thần kinh thực vật theo Y học Hiện đại

Có thể áp dụng 2 cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật bằng phương pháp hiện đại hiện nay. Đó là dùng thuốc kết hợp trị liệu và dùng tiểu phẫu trị bệnh.

– Thuốc trị suy nhược thần kinh thực vật: Một số loại thuốc được chỉ định trị bệnh như thuốc canxi, thuốc an thần gây ngủ, nhóm vitamin B…. bên cạnh việc dùng thuốc theo đơn chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân có thể kết hợp trị liệu bằng cách sinh hoạt hợp lý, kết hợp tắm nóng lạnh, giảm căng thẳng, thể dục tăng cường sức khỏe.

– Tiểu phẫu trị rối loạn thần kinh thực vật: Trường hợp thực hiện tiểu phẫu này sẽ dành cho những người bị rối loạn thần kinh thực vật có xuất hiện tình trạng tăng tiết mồ hôi do cường chức năng giao cảm thì khi đó bác sĩ sẽ làm tiểu phẫu hủy hạch giao cảm ở ngực. Đồng thời muốn trị dứt điểm thì cần bệnh nhân phối hợp với chế độn sinh hoạt, nghỉ ngơi đúng cách, điều chỉnh lối sống khoa học là cách cân bằng giảm rối loạn thần kinh thực vật tốt nhất.

Điều trị suy nhược thần kinh thực vật theo Y học Hiện đại

Điều trị suy nhược thần kinh thực vật theo Y học Hiện đại

Những cách điều trị suy nhược thần kinh thực vật khác

Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh còn cần kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu như xông hơi, bấm huyệt, xoa bóp cũng sẽ giúp cải thiện kết quả điều trị.

Để điều trị và phòng ngừa hiệu quả các rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh cần tập duy trì lối sống, vận động lành mạnh, hạn chế các chất kích thích, rượu bia, sống suy nghĩ lạc quan, tích cực tránh buồn biền, trầm cảm.

Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi không được sự chỉ định của bác sĩ.

Chúc bạn thành công!