Dấu hiệu trẻ kém thông minh và cách cải thiện hiệu quả nhất

Trẻ chậm phát triển trí tuệ luôn là nỗi lo lắng, trăn trở của các bậc phụ huynh. Mặc dù cùng lứa tuổi nhưng đôi khi trẻ lại có các biểu hiện chậm nói, chậm phát triển hơn bạn bè cùng lứa.

Do vậy, bài viết hôm nay sẽ giúp cho quý ba mẹ phát hiện sớm được các dấu hiệu trẻ kém thông minh và qua đó tìm được phương án cải thiện hiệu quả.

Dấu hiệu trẻ kém thông minh thường gặp nhất

Trẻ có dấu hiệu bị chậm nói so với lứa tuổi

  • Trẻ nhỏ 7 tháng tuổi thông thường đã có thể nói được những câu đơn giản như nói ê a, đến 1 tuổi thì bập bẹ nói được vài từ đơn giản. Sang 1,5 tuổi trẻ đã có thể nói được nhiều từ hơn một chút, 2 tuổi thì trả lời được các câu hỏi đơn giản và sang tuổi thứ 3 thì trẻ bắt đầu có khả năng diễn đạt được những ý nghĩ của mình thông qua lời nói đơn giản.
  • Nếu trẻ biết nói chậm hơn so với thông thường, quý ba mẹ phải cần quan tâm và cảnh giác, có thể trẻ đang mắc dấu hiệu trẻ kém thông minh.

Chậm nói thường là một trong các dấu hiệu trẻ kém thông minh thường gặp.

Chậm biết cười

  • Hầu hết trẻ từ 3 đến 4 tháng tuổi đã có thể tươi cười khi người lớn trêu đùa. Nếu một em bé từ 6 tháng đến 1 tuổi mà vẫn hiếm khi cười kèm ít khi biểu cảm trên khuôn mặt thì đó có thể là dấu hiệu trẻ đang bị chậm phát triển trí tuệ.

Khả năng vận động kém

  • Khi trí não trẻ có dấu hiệu chậm phát triển, các dấu hiệu vận động cơ bản sẽ trở nên bất thường. Từ việc lẫy, ngồi, bò hoặc đi đứng đều sẽ chậm hơn so với các em bé khác.
  • Đặc biệt, nếu trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi mà chưa biết đi thì ba mẹ phải hết sức lưu ý sớm dấu hiệu này.

Trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ

  • Một trong các dấu hiệu trẻ kém thông minh thường gặp đó là trẻ cảm thấy khó khăn trong việc bú sữa mẹ, kèm theo đó là triệu chứng dễ bị nôn trớ. Đây là dấu hiệu bình thường ở trẻ khi bú, tuy nhiên quý ba mẹ cũng nên đặc biệt quan tâm đến.

Năng lực tập trung kém

  • Trẻ có dấu hiệu thờ ơ, lạnh nhạt với những gì diễn ra xung quanh và trẻ không có cách nào tập trung được sự chú ý.
  • Dù trẻ có quan tâm với thứ gì đó thì thời gian hứng thú cũng sẽ rất ngắn và phản ứng đặc biệt chậm chạp. Điều đó chứng tỏ đứa trẻ có năng lực tư duy logic hạn chế, chậm phát triển trí não.

Hậu quả khi trẻ bị chậm phát triển 

Ảnh hưởng đến tâm lý

Trẻ chậm phát triển trí tuệ còn bị ảnh hưởng do kết quả học tập yếu kém, dẫn đến trẻ có hành vi tự ti, mặc cảm và xa lánh cộng đồng khiến cho bệnh tình thêm nặng hơn.

Cô lập xã hội

Trẻ kém thông minh, chậm phát triển trí tuệ, nhận thức kém trong việc học cũng có thể bị bạn bè xung quanh cô lập, hoặc ức hiếp. Không chỉ bản thân trẻ mà ngay cả những người cố làm bạn với trẻ cũng bị chế giễu theo.

Yếu tố sức khỏe

Các dấu hiệu sức khoẻ như thính giác bị ảnh hưởng, giảm thị lực, khó khăn trong vận động… cũng thường xuất hiện ở trẻ chậm phát triển, làm cho cuộc sống hằng ngày bị ảnh hưởng nhiều. 

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ kém thông minh, chậm phát triển trí tuệ

Khuyến khích trẻ tự thực hiện các công việc đơn giản

  • Quý ba mẹ nên khuyến khích con tự mình thực hiện các công việc hàng ngày như: vệ sinh thân thể, sinh hoạt ăn uống,…
Khuyến khích trẻ tự thực hiện các công việc đơn giản hằng ngày.

Khuyến khích trẻ tự thực hiện các công việc đơn giản hằng ngày.

Luôn biết khen ngợi trẻ

  • Do ảnh hưởng từ việc chậm phát triển trí tuệ, nên trẻ cảm thấy áp lực với những thách thức phải đối mặt trong cuộc sống hằng ngày.
  • Do đó, mỗi khi con hoàn thành một việc gì đó, quý ba mẹ hãy vui vẻ và khen ngợi, động viên con để khích lệ con tiếp tục cố gắng cho những nhiệm vụ tiếp theo.

Quản lý các hành vi của trẻ

  • Một dấu hiệu trẻ kém thông minh thường thấy nữa là trẻ cảm thấy luôn gặp khó khăn do sự mất tập trung và khả năng nghe hiểu kém của mình
  • Ba mẹ có thể khắc phục điều này bằng cách đặt ra các mục tiêu nhỏ và giới hạn thời gian để trẻ tập trung tâm trí hoàn thành công việc.

Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa

Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khoá cùng với bạn bè trong lớp, tham gia vui chơi và trò chuyện cùng con thay vì bảo vệ con quá mức. Điều này giúp trẻ thích nghi, hoà nhập tốt hơn với cuộc sống và mọi người xung quanh.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý

Quý ba mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ thực phẩm tốt cho não bộ, chẳng hạn như ăn các loại rau lá đậm màu (bông cải xanh, súp lơ, bina,…), các loại quả hạch (óc chó, hạnh nhân, hạt macca…), sữa và chế phẩm từ sữa (sữa chua, sữa  tươi, phô mai,…) và các loại trái cây (quả bơ, dâu tây, cam, quýt, ổi, kiwi,…).

Đồng thời, quý ba mẹ cần bổ sung kèm các vi chất thiết yếu cho não bộ của trẻ mà các thực phẩm hằng ngày thường không có đủ. Chưa kể nếu qua các công đoạn chế biến, nấu nướng thì các thực phẩm càng ngày càng mất đi nhiều dưỡng chất bổ dưỡng.

Đặc biệt, một số loại thuốc bổ não cho trẻ em có các thành phần vi chất đầy đủ giúp não bộ của trẻ phát triển khỏe mạnh, đồng thời tăng cường các hoạt động chức năng não bộ tốt hơn, hỗ trợ cho trẻ phát huy khả năng tập trung cao độ, tăng cường tư duy học hỏi hiệu quả hơn.

Bổ sung thuốc bổ não cho trẻ em giúp não bộ trẻ hấp thụ nhiều vi chất bổ dưỡng.

Bổ sung thuốc bổ não cho trẻ em giúp não bộ trẻ hấp thụ nhiều vi chất bổ dưỡng.

Trên là chủ đề về các dấu hiệu trẻ kém thông minh, hi vọng thông qua bài viết, quý ba mẹ có được những thông tin hữu ích nhằm cải thiện sức khỏe não bộ của trẻ tốt nhất.

Nguồn: Nhà thuốc Việt

Xem thêm:

Hướng dẫn cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả nhanh chóng