Thâm quầng mắt là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không

Đôi mắt thâm quầng là tình trạng mà rất nhiều người đang gặp phải. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mắt bị thâm còn có thể là dấu hiệu của một căn bệnh mà bạn đang mắc phải. Vậy mắt thâm quầng là bệnh gì? Hãy cùng chuthapo tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây bạn nhé!

Một số nguyên nhân gây quầng thâm ở mắt

Thâm quầng mắt do dị ứng: Thâm quầng mắt bỗng nhiên phát triển một cách rõ rệt. Đó có thể là một triệu chứng của một phản ứng dị ứng (có thể là dị ứng với thực phẩm, các sản phẩm làm đẹp….

Do ánh nắng mặt trời: Thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời chính là nguyên nhân khiến lượng sắc tố melanin dưới da tăng cao. Dưới vùng da quanh mắt, sắc tố melanin sẽ tạo ra những mảng màu tối, sẫm màu.

Thâm quầng mắt do cơ thể bị suy nhược, thiếu ngủ làm cho các mạch máu dưới da có cơ hội xuất đầu lộ diện, tạo thành những màu xanh đen thẫm dưới mắt.

Những nguyên nhân gây thâm quầng mắt

Một số nguyên nhân gây thâm quầng mắt

Một số bệnh có thể gây ra thâm quầng mắt

Nhắc đến quầng thâm mắt, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc nó ảnh hưởng như thế nào đến diện mạo của mình mà không hề biết rằng đó có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh như:

1/ Chức năng thận suy yếu

Mắt thâm quầng có thể là dấu hiệu của một số bệnh về thận như viêm cầu thận, sỏi thận… Khi mắc các bệnh này, chức năng thận sẽ suy yếu, lâu dần sẽ làm ảnh hưởng đến “sức khỏe” các vùng da khác, trong đó có vùng da dưới mắt. Theo quan niệm y học truyền thống, quầng thâm đen do thận bị suy nhược gây ra. Thận bị suy sẽ khiến 2 mắt bị thiếu tinh khí, bị mất thần, và làm xuất hiện quầng thâm đen.

Chính vì vậy, nếu có quầng thâm mắt kéo dài nhiều ngày, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ và có thể thực hiện một số xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thận để xác định xem có đang mắc các bệnh về thận không, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Cuộc sống sinh hoạt không điều độ trong thời gian dài, “yêu” quá độ rất dễ khiến mắt bị thâm đen. Cách phòng tránh: Không để cơ thể quá mệt mỏi, không thức khuya, có cuộc sống sinh hoạt điều độ. Đồng thời củng cố tâm hồn, giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, không để tâm trạng bị kích thích quá độ. Ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi như canh xương…, hoặc các thực phẩm thanh mát như đậu xanh…

Chức năng thận suy yếu

Thận suy yếu gây thâm quầng mắt

2/ Quầng thâm mắt do mắc bệnh về gan

Biểu hiện: Vùng da trên khuôn mặt, xung quanh mắt đều sẫm màu.

Trên thực tế, không chỉ thận, mắt thâm quầng còn có thể cho thấy gan của bạn đang suy yếu do mắc một số căn bệnh như viêm gan, suy gan… Chức năng gan suy giảm càng lâu thì hiện tượng quầng thâm dưới mắt xuất hiện càng lâu.  Khoảng 20% người bị bệnh gan thường xuất hiện “quầng đen” ở những vùng cơ thể lộ ra ngoài như khuôn mặt, vùng quanh mắt…

Cách phòng tránh: Cách chữa trị bệnh gan mãn tính cần dựa chủ yếu vào chế độ ăn uống và tĩnh dưỡng. Cần cung cấp dưỡng chất song song với việc làm giảm gánh nặng cho gan để hồi phục lại các tế bào gan đã bị tổn thương, hồi phục lại chức năng gan.  Nên ăn nhiều thịt, trứng, và chế phẩm từ sữa.

Nhằm đảm bảo cho nhu cầu hàm lượng glycogen trong tế bào gan, cần cung cấp đủ lượng carbonhydrate và vitamin. Đồng thời, cần kiên trì chế độ ăn ít béo, giúp giảm nhẹ gánh nặng cho gan.

Gan suy yếu gây ra thâm quầng mắt

Gan suy yếu gây thâm quầng mắt

3/ Bệnh dạ dày mãn tính

Biểu hiện: Quầng thâm mắt có màu hơi sẫm, xuất hiện màu xanh dương nhạt, phạm vi tương đối lớn. Những người bị viêm dạ dày mãn tính nếu chức năng tiêu hoá, hấp thụ bị suy giảm trong thời gian dài, dạ dày bị viêm đi viêm lại nhiều lần, quầng thâm mắt sẽ càng nặng hơn.

Cách phòng tránh: Bệnh viêm dạ dày mãn tính, ngoài việc chữa trị, quan trọng nhất là việc cân bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, kiêng ăn uống quá nhiều, quá no, cần chú ý vệ sinh thực phẩm, không để dạ dày vốn bị suy nhược lại phải chịu thêm kích thích. Khi dạ dày ổn định, quầng thâm mắt sẽ tự biến mất.

Bệnh dạ dày mãn tính gây ra thâm quầng mắt

Bệnh dạ dày mãn tính gây ra thâm quầng mắt

4/ Bị dị ứng mũi gây quầng thâm mắt

Biểu hiện: Khi bị dị ứng mũi, chúng ta thường bị hắt xì hơi nhiều kèm theo chảy nước mũi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến các tĩnh mạch phía dưới mắt, cuối cùng là xuất hiện các quầng thâm.

Cách phòng tránh:Để phòng tránh, chúng ta, đặc biệt là những người quá nhạy cảm, nên tránh tiếp xúc với khói bụi, chú ý giữ gìn sức khỏe. Đồng thời, không để không khí lạnh xâm nhập vào khí quản dẫn đến việc dị ứng gây hắt xì. Khi hắt xì không nên quá mạnh, tránh gây áp lực làm vỡ các mao mạch máu.

Thâm quầng mắt do bị dị ứng mũi

Dị ứng mũi gây thâm quầng mắt

>>> Hi vọng bài viết đã phần nào giải đáp được câu hỏiThâm quầng mắt là biểu hiện của bệnh gì. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn phát hiện ra sớm nhất tình hình của cơ thể mình, để có thể nhanh chóng điều trị kịp thời.

>>>Để khắc phục tình trạng thâm quầng mắt một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm kem trị thâm quầng mắt hiệu quả nhất hiện nay.