Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm bàng quang, niệu đạo

1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa

Là tình trạng nhiễm trùng cấp tính hay mạn tính ởbàng quang, niệu đạo.
1.2. Đặc điểm dịch tễ
Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng đái
dắt, khó đái và đái mủ, bệnh không dẫn đến tửvong nhưng gây khó chịu ảnh hưởng
đến sức khỏe của người bệnh, nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trịsớm thì sẽ
dẫn đến viêm thận ngược dòng và hậu quảcuối cùng dẫn đến suy thận mạn. Nếu được
chẩn đoán và điều trịsớm thì tránh được nguy cơsuy thận đáng tiếc xảy ra…
Theo J. Con te nghiên cứu ởcộng đồng thấy viêm bàng quang, niệm đạo chiếm
10% dân số, bệnh gặp nhiều ởnữgiới, tỷlệnữ/nam – 9/1. Ởtuổi già thì 2 giới bằng
nhau. Bệnh không liên quan đến nơi sống, gặp rất nhiều ởlứa tuổi lao động và hoạt
động sinh dục nhiều.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
2.1. Nguyên nhân vi khuẩn
– E.coli: 60 – 70%
– Liên cầu
– Tụcầu
– Trục khuẩn mủxanh
– Lao
– Các vi khuẩn khác
2.2. Yếu tố thuận lợi
– Là nguyên nhân tắc nghẽn bài suất nước tiểu gây ứtrệdòng nước tiểu tạo điều
kiện cho nhiễm trùng và khi có nhiễm trùng thì duy trì nhiễm trùng vì vậy viêm
bàng quang, niệu đạo xảy ra trên bệnh nhân có tắc nghẽn đường tiết niệu
thường rất dai dẳng và nặng
– Các nguyên nhân thường gặp là:
+ Sỏi bàng quang, niệu đạo.
+ U tuyến tiền liệt
+ Ung thưbộphận sinh dục ngoài
+ Ung thưcổbàng quang
+ Bí đái kéo dài
– Các nguyên nhân khác:
+ Hẹp niệu đạo bẩm sinh
+ Lỗthông bàng quang trực tràng
+ Thông đái
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
3.1. Triệu chứng lâm sàng

Ba triệu chứng quan trọng là:
– Đái dắt (hay đi tiểu)
– Khó đái (đau trước, trong và sau đi tiểu)
Cảm giác buốt mót lúc cuối, nhiều khi đau dữdội, chuột rút lan tới quy đầu đến
hai bẹn và hậu môn
– Đái mủ: nước tiểu đục toàn bộnhưng chủyểu là đầu bãi và cuối bãi cặn vẩn
đục khá đặc có khi lẫn đái máu nếu có viêm bàng quang xuất huyết.
– Triệu chứng toàn thân: bệnh nhân có thểcó hội chứng nhiễm trùng cấp tính.
3.2. Triệu chứng cận lâm sàng
– Xét nghiệm nước tiểu thấy tếbào biểu mô, tếbào mủ.
– Cấy nước tiểu có thểtìm thấy vi khuẩn gây bệnh.
– Soi bàng quang thấy niêm mạc xung huyết có những giảmạc và có nhiều vết
loét.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định
– Dựa vào đái mủphối hợp với đái khó và đái dắt
– Cấy nước tiểu đểtìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ
4.2. Chẩn đoán phân biệt
Với các bệnh lây qua đường tình dục:
– Bệnh nhân có tiền sửtiếp xúc với nguồn lây
– Xét nghiệm mủ đểchẩn đoán xác định
5. ĐIỀU TRỊ
– Loại trừnguyên nhân gây cản trở đường bài niệu (nếu có thể)
– Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ
– Giảm đau, an thần, chống co thắt
– Ngâm mông vào nước ấm
Giai đoạn mạn tính các thứthuốc kháng sinh thường không có hiệu quảthông
đái đểtháo sạch nước tiểu còn lại trong bàng quang rồi bơm các thuốc sát trùng (Nitrat
bạc 0,05% hoặc 0,l%).
6. PHÒNG BỆNH
– Điều trịtriệt để đợt cấp.
– Điều trịcác nguyên nhân gây cản trở đường bài niệu
– Vệsinh cá nhân.

” Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh “

Trích: Bệnh học nội khoa, giáo trình Đại học y khoa Thái Nguyên