Sau khi ăn những thức ăn hoặc nước uống có độc mà cảm thấy cơ thể có những biểu hiện khác thường như mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng và nhiệt độ cơ thể đang tăng lên thì hãy nghĩ đến ngộ độc thực phẩm. Vậy nên ăn gì khi bị ngộ độc thực phẩm, hãy tham khảo những loại thực phẩm sau sẽ giúp bạn giải trừ những độc tố tích tụ trong cơ thể.
– Gừng
Gừng có tác dụng tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch, giảm buồn nôn và cải thiện tiêu hóa. Vì vậy, người bị ngộ độc thực phẩm có thể dùng 1 tách trà gừng hoặc ngậm lát trà gừng trong miệng để ngăn buồn nôn.
– Chuối
Giúp người bị ngộ độc giảm cảm giác buồn nôn, nôn và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Khi có dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, có thể ăn từ 1-2 quả chuối chín.
– Tỏi
Chống tiêu chảy và giảm đau bụng. “Khi bị ngộ độc, con người nên ăn 1-2 tép tỏi mỗi ngày để hỗ trợ cơ thể. Vì, tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus”, bác sĩ Thúy Hà khuyến cáo.
– Đậu xanh
Đây là một trong những thực phẩm hàng đầu giúp giải độc cơ thể rất hiệu quả. Người bị ngộ độc có thể dùng bột đậu xanh hòa với nước nguội để uống. Thông thường, người bị ngộ độc có thể uống từ 400-500ml nước đậu xanh.
– Chanh
Chanh có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, thanh lọc độc tố, tăng hệ miễn dịch và giúp cơ thể chóng hồi phục sức khỏe. Vắt lấy nước chanh, cho vào 1 cốc nước ấm và uống nhiều lần trong ngày giúp làm sạch dạ dày và giảm viêm.
– Rau má, húng quế, bạc hà, rau mùi
Những loại rau gia vị trên có đặc tính kháng khuẩn, làm bớt đi sự khó chịu ở bụng, làm mát gan và lợi tiểu. Do đó, người bị ngộ độc thực phẩm cần chế biến theo cách rửa sạch rau, giã nát và hòa với nước ấm uống nhiều lần trong ngày.
Chế độ dinh dưỡng của người bị ngộ độc
Trước tiên, người bị ngộ độc thức ăn cần đảm bảo đủ lượng nước trong cơ thể. Bác sĩ Thúy Hà cho hay, người bị ngộ độc nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây hoặc trà pha loãng,… để bù đắp lại lượng nước đã mất trong cơ thể.
Ngoài ra, người bị ngộ độc không cần quá kiêng khem. Trong khẩu phần ăn cần cung cấp đủ các nhóm thực phẩm như: chất đạm, chất béo, vitamin và yếu tố vi lượng. Bên cạnh đó, thức ăn cần nấu nhạt, mềm nhừ, lỏng và ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh.
Trên đây là những thực phẩm giúp bạn có thể giải trừ bớt những độc tố do thực phẩm độc hại gây ra. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích dành cho các bạn. Cám ơn đã theo dõi!
Nguồn: eva.vn