Tất tần tật những điều cần biết về bệnh ung thư vòm họng

Ung thu vòm họng được biết đến là một căn bệnh ác tính. Căn bệnh này đã có lịch sử lâu đời, tuy nhiên từ khi tin tức về một chàng diễn viên trẻ xứ Hàn khá nổi tiếng mắc chứng ung thư vòm họng thì căn bệnh này được tìm kiếm khá nhiều trên các trang mạng xã hội.

Theo như các nghiên cứu, ung thư vòm họng được xếp vào nhóm bệnh có sức chuyển biến nhanh nên người bệnh khó kịp trở tay khi phát hiện bệnh. Tại Việt Nam, căn bệnh này đang có nguy cơ ngày càng gia tăng, tỉ lệ người mắc bệnh đạt gần 12%, trong đó hơn 70% người mắc phát hiện được bệnh khi căn bệnh đã rơi vào giai đoạn cuối.

Như vậy, có thể thấy được rằng, việc tìm hiểu về bệnh ung thư vòm họng chính là một trong những cách giúp chúng ta tự bảo vệ sức khỏe của mình được tốt hơn!

Ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng (NPC) là một loại bệnh ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng. Cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi hàng tỉ tế bào. Phần sau của họng gọi là vòm mũi họng được lót bằng hàng triệu tế bào mà chúng phát triển và phân chia theo một trình tự nhất định.

Ung thu vòm họng được gây ra khi các tế bào này không kiểm soát được sự phân chia của chúng, dẫn đến sự phát triển một khối u. Thông thường các khối u vòm mũi họng là u ác tính, vì thế chúng có thể xâm lấn trực tiếp đến các vùng ở phía sau của họng.

Các tế bào ung thư này sẽ lây lan đến các vùng não, xương, gan… Đến khi các tế bào ung thư có nguy cơ xâm lấn hoặc di căn có thể tiềm ẩn nguy cơ tử vong vô cùng cao.

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, có thể khoanh vùng được những yếu tố nguy cơ cao gây ra căn bệnh này như sau:

  • Bị nhiễm virus EBV hoặc HPV
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất (đặc biệt là các hydrocacbon thơm), ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men (dưa, trứng, các loại củ)…
  • Uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá
  • Do di truyền
  • Do tuổi tác

Như vậy, nếu bạn là người có thói quen ăn mặn, ăn nhiều thực phẩm chứa muối hoặc uống bia rượu, hút thuốc lá và các chất kích thích khác thì bạn có nguy cơ mắc ung thư vòm họng rất cao.

Dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng

Bệnh ung thư vòm họng rất khó để nhận biết vào giai đoạn đầu bởi những dấu hiệu của nó khá giống với các triệu chứng nhiệt miệng. Tuy nhiên, để có thể sớm nhận biết căn bệnh này, các chuyên gia Y tế cũng chỉ ra một số dấu hiệu của bệnh như sau:

  • Bệnh nhân cảm thấy có khối u hoặc hạch bất thường vùng cổ hay họng;
  • Đau họng kéo dài trên 1 tuần, uống thuốc không thấy dấu hiệu khỏi;
  • Khó thở hoặc khó nói;
  • Tự nhiên chảy máu cam;
  • Ngạt tắc mũi kéo dài;
  • Khó nghe, đau tai hoặc ù tai;
  • Kèm theo đó là chứng đau nửa đầu.

Nếu thấy cơ thể mắc các dấu hiệu trên, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn nhé!

Đối tượng nào dễ mắc ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là căn bệnh gặp ở mọi lứa tuổi chứ không ngoại trừ bất kì ai. Tuy nhiên, đây là căn bệnh thường gặp ở nam giới, độ tưởi từ 40-60 tuổi.

Theo thống kê, tại Việt Nam đây là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất. Những người mắc bệnh là những người thường xuyên có thói quen uống rượu, bia, hút thuốc hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh….

Phương pháp điều trị bệnh

Ung thư vòm họng tiến triển qua nhiều giai đoạn, vì thế , tùy vào từng giai đoạn cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định xem bệnh nhân nên điều trị theo phương pháp nào. Hiện nay, trong quá trình điều trị ung thư vòm họng thì thường có các phương pháp sau:

Phương pháp xạ trị: là phương thức điều trị chủ yếu giành cho bệnh nhân khi bệnh ở giai đoạn tại chỗ, tại vùng.

Phương pháp hóa trị liệu: Khi toàn trạng chung của người bệnh tốt và trong các cơ sở y tế có nhiều kinh nghiệm, người bệnh có thể được cân nhắc xạ trị phối hợp với hóa trị liệu. Hóa trị liệu kết hợp có thể làm tăng hiệu quả của điều trị chính nhưng làm kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí và người bệnh sẽ phải chịu thêm những tác dụng phụ của điều trị.

Khi bệnh nhân đã có dấu hiệu của bệnh chuyển sang di căn xa, điều trị chủ yếu là làm giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh ung thu vòm họng.

Ngoài hai phương pháp trên, thì ung thư vòm họng còn được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hoặc dùng thuốc.

Cách phòng chống bệnh ung thu vòm họng

Như vậy, có thể thấy rằng, ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm. Do vậy, để có sức khỏe tốt, người bệnh cần bỏ túi cho mình một số bí quyết để ngăn ngừa bệnh:

  • Hạn chế uống rượu bia và nói không với các chất kích thích
  • Nói không với thuốc lá
  • Cắt giảm lượng muối 
  • Và thường xuyên xét nghiệm ung thư vòm họng định kì 6 tháng/lần

Hy vọng rằng, với những thông tin về căn bệnh ung thư vòm họng trên đây, các bạn sẽ có cách chăm sóc sức khỏe mình tốt hơn!

Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt!

Xem thêm:

Triệu chứng và cách phòng chống bệnh lậu

10 triệu chứng chó biết bạn cần nhanh chóng khám ung thư ngay lập tức

Phòng ngừa và chữa bệnh chàm sữa ở trẻ em