Đau dây thần kinh liên sườn ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Sau đây, cùng tìm hiểu cách điều trị đau dây thần kinh liên sườn bằng y học cổ truyền nhé.
Điều trị đau dây thần kinh liên sườn bằng y học cổ truyền tuy đòi hỏi tính kiên nhẫn, lâu dài, mang lại tác dụng chậm. Nhưng sẽ cho hiệu quả cao nếu điều trị đúng cách, tích cực. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị đau dây thần kinh liên sườn bằng y học cổ truyền hiệu quả.
Triệu chứng, nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn theo y học cổ truyền
Triệu chứng: Trong y học cổ truyền, đau dây thần kinh liên sườn được miêu tả trong phạm vi chứng hiếp thống. Có thể nhận biết bệnh thông qua các biểu hiện chung như: Đau âm ỉ dọc theo cung sườn, thường đau ở trước ngực, mạng sườn, sau lưng. Có thể đau ở một hoặc hai bên. Cơn đau tăng lên khi thay đổi tư thế, hoặc khi ho và khi hít thở sâu.
Nguyên nhân: Do hai bên mạng sườn là đường tuần hoàn của kinh túc quyết âm và kinh túc thiếu dương, nên y học cổ truyền cho rằng: Đau mạn sườn phần lớn có liên hệ đến bệnh của Can đởm. Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng này. Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân chính là do yếu tố cơ năng, tức là do các tác nhân bên ngoài, như: Lạnh, tâm lí giận dữ, áp lực, bi ai làm can khí rối loạn và gây khí trệ. Hoặc do lao động quá sức, thần kinh bị kích thích như ho nhiều, ho, thở đều đau. hay do có các tiệu chứng khác về tinh thần: Ngực sườn đầy tức, hay cáu gắt, suy nghĩ thở dài lâu ngày gây uất hỏa,…
Điều trị đau dây thần kinh liên sườn bằng y học cổ truyền
Tùy những nguyên nhân, triệu chứng khác nhau mà việc điều trị đau dây thần kinh liên sườn bằng y học cổ truyền sẽ khác nhau. Những bài thuốc thường được áp dụng như:
1. Điều trị đau dây thần kinh liên sườn do lạnh
Nhận biết:
Chứng này thường gây đau liên sườn dọc theo đường đi của dây thần kinh, đau nhất là ở vùng rễ sau lưng, đường nách giữa, sụn ức đòn, ho hay thở đều đau và sợ lạnh. Rêu lưỡi người bệnh trắng mỏng, mạch phù.
Sử dụng bài thuốc: Tiểu sài hồ thang gia giảm
Gồm các thành phần thuốc:
- Thăng ma, Hoàng cầm, Quế chi, Uất kim, Sinh khương: Mỗi vị 8g
- Đại táo, Bạch chỉ, Đẳng sâm: Mỗi vị 12g
- Bán hạ chế, Cam thảo: Mỗi vị 6g
- Chỉ xác 10g
Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang
2. Điều trị đau dây thần kinh liên sườn do Huyết ứ
Nhận biết: Biểu hiện là chứng sườn đau như bị dùi đâm, đau cố định, đau tăng khi ấn vào. Đau tăng về đêm hoặc nổi cục, chất lưỡi tím hoặc có nốt ứ huyết, mạch sáp.
Pháp chữa: Hoạt huyết hóa ứ
Sử dụng bài thuốc: Huyết phục ứ thang
Gồm các dược vị:
- Đào nhân, Chỉ xác, Hồng hoa, Xích thược: Mỗi vị 12g
- Cát cánh: 8g
- Ngưu tất 16g
- Sài hổ 10g
- Cam thảo 4g
Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Lưu ý: Nếu chảy máu sử dụng bột tam thất 4 – 8g
Thuốc ngoài: Nếu bệnh cho chấn thương huyết ứ thì dùng hạt gấc mài với dấm, bôi vào chỗ ứ huyết để làm tan huyết ứ.
Châm cứu:
- Châm tả: A thị huyệt
- Châm bình: Huyết hải, nội quan, Cách du và Dương lăng tuyền.
3. Điều trị đau dây thần kinh liên sườn do can đởm thấp nhiệt
Nhận biết: Đau vùng cạnh sườn, miệng đắng, tâm phiền, tức ngực khó chịu, kém ăn, buồn nôn. Mắt của người bệnh đỏ hoặc vàng, tiện tiện đỏ hoặc vàng, rêu lưỡi vàng nhợt, mạch huyền hoạt.
Pháp chữa: Thanh nhiệt lợi thấp.
Sử dụng bài thuốc: Long đởm tả can thang.
Gồm các dược vị:
- Hoàng cầm sao, Long đởm thảo, Sài hồ: Mỗi vị 8g
- Đương quy, Trạch tả: Mỗi vị 12g
- Sinh địa, Mộc thông, Sa tiền tử: Mỗi vi 10g
- Cam thảo 4g
- Chi tử ( sao rượu): 6g
Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang
Châm cứu:
- Châm tả: A thị huyệt
- Châm bình: Phong long, Dương lăng tuyền, Túc tam lý
4. Điều trị đau dây thần kinh liên sườn do Can âm bất túc
Nhận biết: Người bệnh có các triệu chứng đau âm ỉ sườn và đau dai dẳng không dứt. Miệng khô, môi khô, tâm phiền, đầu choáng, mắt hoa, nhìn không rõ, chất rêu lưỡi đỏ, rêu ít, mạch huyền tế sác.
Pháp chữa: Tư âm dưỡng can bổ huyết.
Sử dụng bài thuốc: Nhất quán tiễn
Gồm các dược vị:
- Sa sâm, Kỳ tử, Đương quy, Mạch môn: Mỗi vị 12g
- Sinh địa: 24g
- Xuyên luyên tử: 6g
Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Lưu ý: Nếu đau nhiều, gia Uất kim, Trầm hương, Diên hổ sách, mỗi vị 8g
Châm cứu:
- Châm tả: A thị huyệt
- Châm bổ: Can du, thần môn, tam âm giao, nội quan.
5. Điều trị đau dây thần kinh liên sườn do can khí uất kết.
Nhận biết: Qua các triệu chứng đau trướng ở một hoặc hai bên sườn, có cảm giác đầy tức, đau khi di chuyển. Cơn đau phụ thuộc vào tình chí mà tăng hoặc giảm, người bệnh thường bị trướng ngực, khó chịu, hay thở dài, chướng bụng, đầy hơi, ăn ít, dễ cáu gắt, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền.
Sử dụng bài thuốc: Tiêu dao tán gia giảm
Thành phần thuốc gồm:
- Bạch truật, bạch thược, bạc linh: Mỗi vị 12g
- Bạc hà, cam thảo, hương phụ: Mỗi vị 6g
- Thanh bì, Uất kim, Sài hổ: Mỗi vị 8g
- Đan sâm: 16g
- Sinh khương 4g
Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang
Kết hợp châm cứu:
- Châm tả: A thị huyệt, Dương lăng tuyền, Hành gian
- Châm bình: Nội quan.
6. Điều trị đau dây thần kinh liên sườn do Đàm ẩm lưu trú
Nhận biết : qua các dấu hiệu đau cạnh sườn, ngực sườn trướng đau, ho khạc đờm, thở gấp, đoản hơi. Khi ho hoặc khạc đờm và xoay chuyển người, thở mạnh thì cơn đau tăng lên. Rêu lưỡi trắng, mạch trầm huyền hoặc trầm hoạt.
Pháp chữa: Lý khí, hóa đàm, thông lạc
Sử dụng bài thuốc: Hương phụ tuyền phúc hoa thang.
Thành phần thuốc gồm:
- Bán hạ chế, phục linh, Ý dĩ: Mỗi vị 20g
- Tử tô, Tuyền phúc hoa, Hương phụ: Mỗi vị 12g
Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Lưu ý: Nếu đau bụng, gia Hậu phác 12g. Đau bụng nhiều thì gia Mộc hương 6g
Châm cứu:
- Châm tả, cứu: A thị huyệt và kỳ môn
- Châm bình: Trung quản, nội quan và phong long.
Lưu ý khi điều trị đau dây thần kinh liên sườn bằng y học cổ truyền: Thuốc và phép châm cứu chỉ do thầy thuốc có kinh nghiệm lâu năm trong nghề bốc. Cần kiên trì để có được kết quả tốt nhất.
Xem thêm:
==> Đau ngực phải do đau dây thần kinh liên sườn chữa thế nào?
==> Đau ngực trái sau khi vận động mạnh là bệnh gì?
Chúc bạn thành công!
Nguồn: chuyenkhoaxuongkhop.net