Trẻ suy dinh dưỡng do kém hấp thụ chất: Nguyên nhân là do đâu?

Hội chứng kém hấp thụ chất ở trẻ làm trẻ suy dinh dưỡng là một hội chứng khá phổ biến ở Việt Nam. Các chất dinh dưỡng khi đưa vào thành ruột không chịu hấp thụ mà lại bị đào thải ra ngoài làm trẻ không đủ chất cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Hội chứng này nếu để lâu dài sẽ gây nguy hiểm cho trẻ em.

Những nguyên nhân kém hấp thu ở trẻ suy dinh dưỡng

Có rất nhiều nguyên nhân gây kém hấp thụ, có thể tại chỗ do đường tiêu hóa, có thể do các bệnh toàn thân gây rối loạn chuyển hóa các chất… Một số nguyên nhân hay gặp:

Hiện tượng không dung nạp sữa

tre-bieng-an

Không dung nạp sữa

Đây là tình trạng bé có phản ứng bất lợi với thành phần dưỡng chất của sữa, gồm không hấp thụ đường lactose do thiếu men lactase và dị ứng đạm sữa.

Do trẻ thiếu men tiêu hóa, loạn khuẩn ruột hoặc chế độ ăn không hợp lý

Đối với trẻ nhỏ, kém hấp thụ còn do khẩu phần ăn không cân đối, do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột hoặc do trẻ không đủ các enzyme tiêu hóa khiến việc chuyển hóa thức ăn trở nên kém. Đặc biệt trẻ ở độ tuổi ăn dặm, do sự thay đổi chế độ ăn đột ngột khi bắt đầu chuyển từ ăn sữa sang thức ăn khác sữa, nên thường thiếu men vi sinh giúp cho khả năng hấp thụ, dẫn đến rối loạn tiêu hóa thể hiện qua các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống…

Bệnh đi tiêu phân mỡ (Coeliac)

Quá trình kém hấp thụ không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sự suy giảm các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm trẻ chậm phát triển tinh thần và thể chất, nguy cơ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch.

Là bệnh do ruột non teo các vi nhung mao dẫn đến không dung nạp được gluten (có chủ yếu trong lúa mì, phô mai, lúa mạch nhưng không có trong gạo và ngô). Hậu quả là kém hấp thụ toàn thể các loại thức ăn. Nếu loại bỏ gluten trong thức ăn, chức năng của ruột non trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu sử dụng thức ăn có chứa gluten trở lại, bệnh tái phát. Đây là bệnh lý hay xảy ra ở trẻ em nhất là khi bắt đầu cho thức ăn có gluten.

Ngoài ra, kém hấp thụ còn do nhiều nguyên nhân khác như tổn thương niêm mạc ruột do nhiễm vi trùng, ký sinh trùng như lao, Giardia lamblia, giun đũa, giun móc… Do giảm bề mặt hấp thụ bẩm sinh (hội chứng ruột ngắn) hay mắc phải (sau phẫu thuật cắt bỏ ruột)… Do thiếu hụt enzyme: lactase, disaccharidase, enteropeptidase… Các bệnh của tuyến tụy như xơ nang, viêm tụy mạn, ung thư tuyến tụy, hội chứng Zollinger-Ellison, tắc nghẽn vàng da… Bệnh về gan mật làm giảm tiêu hóa lipid kéo theo không hấp thụ đầy đủ các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin E, D, A, K… Các bệnh toàn thân ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như suy giáp, cường giáp, bệnh Addison, bệnh đái tháo đường, cường tuyến cận giáp và tuyến yên…

Các biểu hiện thường thấy của việc kém hấp thu chất dinh dưỡng

tre-bieng-an

Đau bụng mơ hồ

Quá trình kém hấp thụ không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sự suy giảm các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm trẻ chậm phát triển tinh thần và thể chất, nguy cơ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch. Tùy nguyên nhân, các triệu chứng có thể khác nhau, các biểu hiện thường gặp:

– Đi ngoài phân lỏng, chủ yếu là tiêu lỏng mỡ (bao giờ cũng có), thường thành từng đợt xen kẽ với các giai đoạn bình thường. Phân nhiều nước, khối lượng nhiều, mùi tanh, màu nhợt, lổn nhổn, nổi trên mặt nước có váng, bóng, dính vào đáy bô.

– Đau bụng mơ hồ, cảm giác căng chướng, tức nặng, sôi bụng, có khi đau quặn nhẹ quanh rốn.

– Thể trạng suy sụp, sút cân, mệt mỏi, thường xuyên uể oải thiếu linh hoạt minh mẫn.

– Có cảm giác mất vị giác ở đầu lưỡi, ở họng, có khi rát và đau khi nuốt làm giảm khẩu vị, giảm thèm ăn.

– Đau trong xương, chuột rút do kém hấp thụ calci, trẻ chậm phát triển chiều cao, còi cọc.

– Có thể phù nề do giảm protein máu, da khô loạn dưỡng… Đôi khi xuất huyết dưới da, niêm mạc do thiếu máu và các yếu tố đông máu.

– Viêm đa dây thần kinh do vitamin B1 giảm, thiếu máu nhược sắc do kém hấp thụ Fe++, có khi thiếu máu hồng cầu to – bệnh Biermer do thiếu vitamin B12.

Để tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cần nhất là phải bổ sung chất giúp thành ruột chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt hơn. Một thực phẩm làm từ tự nhiên có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Đó là tảo xoắn. Tác dụng của tảo xoắn có thể mang lại cho thành ruột của trẻ nhiều vitamin B và khoáng chất giúp cho thành ruột chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm này cũng rất giàu dinh dưỡng, hổ trợ cho việc bổ sung chất dinh dưỡng của bé. Nó giúp phục hồi sức khỏe cho những bé đã thiếu chất lâu ngày. Sản phẩm này được tổ chức Y tế WHO khuyên dùng cho trẻ em.