Báo Australia bị “ném đá” vì bài cáo phó “thảm họa” dành cho Colleen McCullough

Bài viết không bắt đầu bằng các thành tựu của nhà văn nổi tiếng nhất Australia mà lại đề cập tới ngoại hình của bà. “Colleen McCullough, nhà văn có sách bán chạy nhất Australia, là một người đẹp. Giản dị và thừa cân, tuy nhiên bà lại là người phụ nữ khôn ngoan và nồng ấm. Trong một cuộc phỏng vấn, McCullough từng nói: ‘Tôi chưa bao giờ phải ăn mặc cho đẹp để thu hút đàn ông. Ấy vậy mà tôi chẳng hề gặp khó khăn gì trong việc khiến họ chú ý’” – bài cáo phó viết. 
Colleen-McCullough_w_480

Nữ văn sĩ Australia Colleen McCullough

Ngay sau đó, nội dung bài viết này đã hứng chịu sự chỉ trích của công chúng. Nhiều người dùng Twitter đã lên tiếng chế giễu, nói rằng tờ báo đối xử đầy thành kiến với một nhà văn nổi tiếng như McCullough. Họ cho rằng tờ báo đã chỉ nhắm tới ngoại hình thay vì tôn vinh các thành tựu của McCullough, gồm 10 năm làm việc trong vai trò một nhà thần kinh học tại Trường Y Yale (Mỹ), sáng lập Khoa Thần kinh tại Bệnh viện North Shore ở Sydney và đã tung ra 25 cuốn tiểu thuyết.

Ý kiến khác lại cho rằng tờ báo đang phân biệt những người bị thừa cân và béo phì. “Một người khôn ngoan và nồng ấm, BẤT CHẤP VIỆC bị thừa cân? Thật kinh ngạc!!!” –  Kerri Sackville, cây bút bình luận của tờ Fairfaxđối địch với tờ The Australian nhận xét. 

McCullough đã qua đời hôm 29/1 tại một bệnh viện trên hòn đảo Norfolk ở Australia, sau một thời gian dài bị bệnh. Vài năm trở lại đây, dù sức khỏe đã yếu và thị lực giảm sút, bà vẫn tiếp tục viết sách. Tác phẩm gần đây nhất của bà mang tựa đề Bittersweet được phát hành hồi năm 2013.

Cuốn tiểu thuyết thứ 2 của McCullough, Tiếng chim hót trong bụi mận gai (1977) đã tiêu thụ được 30 triệu bản trên toàn thế giới. Năm 1983, sách được chuyển thể thành phim truyền hình ngắn tập ở Mỹ, với vai chính do Richard Chamberlain, Rachel Ward và Christopher Plummer đảm nhiệm. Bộ phim sau đó đã đoạt 4 giải Quả cầu Vàng.

Bài viết được tổng hợp từ phần mềm máy tính