1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa
Suy thận mạn là hậu quảcác bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ từ sốlượng Nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60ml/phút) thì được gọi là suy thận mạn.
Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều tháng, năm, hậu quảcủa sựxơhóa các Nephron chức năng gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nitơphiprotein máu.
Đặc trưng của suy thận mạn là:
– Có tiền sửbệnh thận tiết niệu kéo dài.
– Mức lọc cầu thận giảm
– Nitơphiprotein máu tăng cao dần.
– Kết thúc trong hội chứng mê máu cao.
1.2. Đặc điểm dịch tễ
Suy thận mạn là một bệnh tương đối phổbiến và hay gặp trong các bệnh thận tiết niệu. Theo thống kê của PGS Trần Văn Chất và Trần ThịThịnh (1991 – 1995) tại Khoa Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai thì suy thận mạn chiếm 40,4% và không thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ. Riêng độtuổi 16 – 24 thì thấy nam nhiều hơn nữ. Không
thấy có sựkhác biệt giữa các vùng, địa dư, lứa tuổi hay gặp là lứa tuổi lao động từ16 –
54 tuổi nên ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của cộng đồng.
1.3. Những yếu tốlàm bệnh nặng thêm
Suy thận mạn là một bệnh kéo dài hàng tháng, hàng năm có những yếu tố làm thúc đẩy quá trình suy thận:
– Cao huyết áp
– Nhiễm khuẩn, xuất huyết tiêu hóa, mất nước
– Tắc đường dẫn niệu
– Ăn quá nhiều protid
– Dùng thuốc độc với thận
– Rối loạn nước điện giải: ỉa chảy mất nước, dùng Lasix quá nhiều…
Nên việc làm giảm các yếu tốnguy cơtrên sẽcó ý nghĩa kéo dài quá trình suy thận làm kéo dài tuổi thọcho bệnh nhân.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Hầu hết các bệnh mạn tính khởi phát là bệnh cầu thận, bệnh ống kẽ thận hay bệnh mạch thận đều có thểdẫn đến suy thận mạn.
2.1. Bệnh viêm cầu thận mạn:thường hay gặp nhất chiếm tỷlệ40%
– Do viêm cầu thận cấp dẫn đến
– Do viêm cầu thận ởnhững bệnh nhân có bệnh chuyển hóa, hệthống
– Do bệnh cầu thận có hội chứng thận hư
2.2. Bệnh viêm thận, bể thận mạn
Chiếm tỷlệkhoảng 30%
2.3. Bệnh viêm thận kẽ
Thường do dùng thuốc giảm đau lâu dài, hoặc do tăng acid uric, tăng calci máu
2.4. Bệnh mạch thận
– Xơmạch thận lành tính hoặc ác tính
– Huyết khối vi mạch thận
– Viêm nút quanh động mạch
– Tắc tĩnh mạch thận
2.5. Bệnh thận bẩm sinh(di truyền hoặc không di truyền)
– Thận đa nang
– Loạn sản thận
– Hội chứng Alport
– Bệnh thận chuyển hóa
Qua trên thấy nguyên nhân hay gặp là bệnh viêm cầu thận mạn và viêm thận, bể thận mạnh do đó việc khai thác tiền sử của bệnh nhân và phát hiện hai nguyên nhân nói trên để điều trịsớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm tỷ lệ của bệnh suy
thận mạn.
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA SUY THẬN MẠN
Mặc dầu tổn thương khởi phát ởcầu thận, hệmạch thận hay tổchức kẽ thận thì các Nephron bịthương tổn nặng cũng sẽ bị loại khỏi vai trò chức năng sinh lý. Chức năng của thận chỉ được đảm bảo nguyên vẹn bởi các Nephron nguyên vẹn còn lại. Khi khối lượng Nephron chức năng bịtổn thương quá nhiều, sốcòn lại không còn đủ để duy trì sựhằng định của nội môi thì bắt đầu xuất hiện các biến loạn vềnước điện giải, về tuần hoàn, vềhô hấp, vềtiêu hóa, vềthần kinh tạo nên hội chứng suy thận mạn.
3.1. Triệu chứng lâm sàng
3.1.1. Phù
– Suy thận mạn do viêm thận, bểthận thường không có phù. Bệnh nhân thường đái nhiều do tổn thương nặng ởkẽthận, ởgiai đoạn cuối có thểcó phù do có kèm cao huyết áp và suy dinh dưỡng, suy tim.
– Ởbệnh nhân suy thận mạn do viêm cầu thận mạn thường là có phù (trừgiai đoạn đái nhiều). Phù ở đây có thểdo hậu quảcủa hội chứng thận hư, do suy tim kết hợp và do các yếu tốnội tiết khác gây giữmuối và giữnước.
3.1.2. Thiếu máu
– Thường gặp, nặng nhẹtuy theo giai đoạn, suy thận càng nặng thì thiếu máu càng tăng. Đây là một dấu hiệu quý trên lâm sàng đểchẩn đoán phân biệt với những trường hợp mê máu cao do các nguyên nhân cấp tính.
– Thiếu máu đa sốlà bình sắc hình thểkích thước bình thường có khi có hồng cầu to nhỏkhông đều. Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán khi đến khám vì thiếu máu.
– Thiếu máu rất khó hồi phục do thận không sản xuất đủErythropoietin là yếu tố cần thiết để được hóa tiền hồng cầu.
3.1.3. Tăng huyết áp
– Tăng huyết áp thường gặp chiếm khoảng 80% bệnh nhân có tăng huyết áp Cá biệt có bệnh nhân có đợt tăng huyết áp ác tính làm chức năng thận suy sụp nhanh chóng dẫn đến tửvong.
3.1.4. Suy tim
– Khi xuất hiện thường đã muộn vì thường do giữmuối, nước và tăng huyết áp lâu ngày của quá trình suy thận mạn.
3.1.5. Viêm ngoại tâm mạc
– Tiếng cọmàng tim là một biểu hiện giai đoạn cuối cùng của suy thận mạn và là dấu hiệu báo hiệu tửvong từ1 – 4 ngày nếu không được lọc máu hoặc điều trị tích cực.
3.1.6. Nôn, ỉa chảy
– Triệu chứng tiêu hóa của suy thận mạn ởgiai đoạn đầu thường là chán ăn, ở giai đoạn III trở đi thì có buồn nôn, ỉa chảy. Có khi có xuất huyết tiêu hóa, có loét hoặc không loét.
3.1.7. Xuất huyết
– Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da là thường gặp.
Có trường hợp tiểu cầu giảm rất khó cầm máu. Xuất huyết tiêu hóa nếu có thì me máu sẽtăng lên rất nhanh.
3.1.8. Ngứa
Là một biểu hiện ngoài da thường gặp do lắng đọng calci trong da. Đây là triệu chứng gợi ý của cường cận giáp trạng thứphát.
3.1.9. Chuột rút
– Thường xuất hiện ban đêm có thểlà do giảm nghi và calci máu.
3.1.10. Viêm thần kinh ngoại vi
– Tốc độdẫn truyền thần kinh giảm. Bệnh nhân có cảm giác rát bỏng ởchân, kiến bò. Các triệu chứng này rất khó điều trịkểcảlọc máu ngoài thận.
3.1. 11. Hôn mê
– Hôn mê do mê máu tăng cao là biểu hiện lâm sàng cuối cùng của suy thận mạn.
Ởgiai đoạn tiền hôn mê bệnh nhân có thểcó co giật, có rối loạn tâm thần.Những triệu chứng lâm sàng rất hay gặp là: phù, thiếu máu, tăng huyết áp, do đó dựa vào các triệu chứng chính này tại tuyến cơsởcó thểchẩn đoán được bệnh
suy thận mạn.
3.2. Biểu hiện cận lâm sàng
3.2.1. Mức lọc cầu thận giảm
– Càng giảm nhiều suy thận càng nặng
3.2.2. Nitơphiprotein tăng cao
– Urê máu trên 50mg% là bắt đầu tăng
– Creatinin máu l, 5mg% là tăng rõ
– Acid ước cũng tăng
– Urê máu phụthuộc vào chế độ ăn và quá trình giáng hóa của cơthể(nhiễm khuẩn, xuất huyết, mất máu thường tăng nhanh).
– U rê máu và creatinin máu tăng song song là biểu hiện của suy thận đơn thuần.
– U rê máu tăng nhiều và creatinin máu tăng ít là biểu hiện tăng mê ngoài thận
3.2.3. Natri máu thường giảm
Kali máu bình thường hoặc giảm. Khi kali máu cao có biểu hiện đợt cấp có kèm theo thiểu niệu hoặc vô niệu.
3.2.4. pH máu giảm
Suy thận giai đoạn III – IV, pH máu sẽgiảm, dựtrữkiềm giảm.
3.2.5. Calci máu giảm Phospho máu tăng
Có khảnăng cường cận giáp trạng thứphát.
3.2.6. Protein niệu
Ởsuy thận mạn giai đoạn III-IV bao giờcũng có nhưng không cao. Nếu là viêm thận bểthận thì chỉdưới lg/24h, nếu là viêm cầu thận mạn thì khoảng 2 đến 3g/24h.
3.2.7. Hồng cầu niệu
Nếu có đái máu thì phải nghĩ đến sỏi tiết niệu trong viêm cầu thận mạn cũng có
hồng cầu trong nước tiểu.
3.2.8. Bạch cầu niệu và vi khuẩn niệu
Trường hợp suy thận do viêm thận bểthận mạn có khi có đái mủ.
3.2.9. Trụniệu
Có trụhạt hoặc trụtrong là dấu hiệu của suy thận mạn.
3.2.10. Urê niệu
Suy thận càng nặng mê niệu càng thấp, ởgiai đoạn cuối chỉ đào thải được
64g/24h.
3.2. 11. Thểtích nước tiểu
Giai đoạn đầu nước tiểu nhiều 2-3 lít/24h, đái nhiều về đêm là dấu hiệu của suy thận mạn, suy thận mạn nặng nước tiểu vẫn được 500-800ml/24h. Có đái ít, vô niệu là có đợt cấp, hoặc là suy thận mạn giai đoạn cuối.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định
Suy thận mạn do bệnh cầu thận:
+ Có tiền sửphù
+ Phù – cao huyết áp – thiếu máu
+ U rê máu, creatinin máu cao, mức lọc cầu thận giảm.
+ Protein niệu 2 – 3g/24h.
– Suy thận mạn do bệnh viêm thận bểthận mạn:
+ Có tiền sửnhiễm khuẩn tiết niệu
+ Cao huyết áp – thiếu máu.
+ U rê máu, creatinin máu cao, mức lọc cầu thận giảm.
+ Protein niệu có nhưng ít không quá lg/24h.
+ Bạch cầu niệu bao giờcũng có, vi khuẩn niệu có thểcó hoặc không.
Ởtuyến cơsởcó thểdựa vào các triệu chứng trên đểnghĩ đến bệnh nhân bị suy thận mạn và nếu có điều kiện thì làm các xét nghiệm mê máu, creatinin máu để chẩn đoán xác định.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
– Đợt cấp của suy thận mạn dựa vào:
+ Tiền sử
+ Tỷlệurê máu / creatinin máu >40
+ Mức độthiếu máu tương xứng mức độsuy thận
4.3 Chẩn đoán giai đoạn
Dựa vào triệu chứng lâm sàng: thiếu máu và cảm giác ăn ởtuyến cơ sở có thểchẩn đoán sớm được giai đoạn của suy thận mạn đểra quyết định điều trịsớm.
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Điều trịbảo tồn
5.1.1. Chống các yếu tốgây nặng bệnh
– Cao huyết áp
– Nhiễm khuẩn (không dùng các thuốc kháng sinh độc với thận)
– Điều chỉnh nước và điện giải
– Không dùng thuốc độc cho thận
5.1.2. Tránh các sai sót thường mắc phải
– Dùng lợi tiểu không đúng:
Dùng Lasix gây mất nước, Hypothiazid gây giảm mức lọc cầu thận.
– Ăn nhạt quá mức kéo dài không cần thiết gây giảm natri máu
– Dùng thuốc độc cho thận gây giảm mức lọc cầu thận: Gentamycin,
Kanamycin…
– Dùng thuốc quá liều so với chức năng thận:
Ví dụ: Digitoxin dễgây loạn nhịp tim ởnhững bệnh nhân suy thận, mặc dù liều
không cao so với người bình thường.
5.1.3. Điều trịtheo giai đoạn
– Suy thận giai đoạn 1 và 2
+Ăn ít đạm hơn bình thường.
+ Điều chỉnh huyết áp:
Aldomet 250mg x 2-4viên/24h, có thểdùng Propranolol, Nifedipin…
+ ăn nhạt nếu có phù và cao huyết áp
+ Lợi tiểu nếu có phù và tăng huyết áp
– Suy thận giai đoạn III:
+ Chế độ ăn là biện pháp chủ đạo đểhạn chếmê máu tăng, protid = 0,
5kg/24h, đảm bảo vitamin, tăng cầm bằng bột ít đạm. Đảm bảo các acid quan bằng trứng, sữa trong thức ăn. ởcuối giai đoạn 3 chỉnên cho với một người sống: 20g protid đảm bảo 1800 – 2000 calo/24h.
+ Muối: ăn nhạt khi có phù, cao huyết áp.
+ Nước: chỉuống bằng lượng nước tiểu 24h
+ Kali: giai đoạn đầu thường không tăng kim máu, ởcuối giai đoạn 3 có thể tăng kim máu nên hạn chếcác rau quảvà thức ăn có nhiều khu.
+ Calci: cho vitamin D và calci khi có calci máu giảm
+ Kiềm: cho khi có toan máu
+ Trợtim: không dùng kéo dài, giảm liều lượng khi có suy thận nặng + Chống
thiếu máu: có thểtruyền máu, khối hồng cầu cho viên sắt, Erythropoietin
– Suy thận giai đoạn IV
+ Lọc máu ngoài cơthểlà chỉ định bắt buộc, có điều kiện thì ghép thận
5.2. Lọc máu ngoài thận
– Chỉ định bắt buộc: giai đoạn IV
– Chỉ định sớm: giai đoạn IIIb
– Suy thận mạn là một hội chứng diễn biến qua nhiều giai đoạn và kéo dài nhiều năm. Điều trịrất phức tạp và ít kết quả, có nhiều biến chứng nặng nềnên cần phải sớm phát hiện và điều trịsớm các bệnh tiết niệu đểphòng dẫn đến suy thận mạn
” Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh “
Trích: Bệnh học nội khoa, giáo trình Đại học y khoa Thái Nguyên