Tổng hơp bệnh viêm phế quản cấp, mạn

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc của phế quản lớn và phế quản trung bình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, nhưng gặp nhiều ở trẻ em và người già, thường vào mùa lạnh và đầu mùa xuân. Biểu hiện lâm sàng chính là ho và khạc đờm nhầy mủ, khi khỏi không để lại di chứng, nhưng cũng có thể làm khởi phát cơn hen phế quẫn nhiễm khuẩn. Viêm phế quản mạn là bệnh thường gặp, chiếm 5% dân số (Pháp), khoảng 47% người ở độ tuổi 55 (Anh). Còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, và được định nghĩa như sau: “Viêm phế quản mạn tính là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm
mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hay tái phát ít nhất là 3 tháng trong 1 năm
và ít nhất là 2 năm liền”.
1. NGUYÊN NHÂN
1.1. Viêm phế quản cấp

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do vi khuẩn và virus: viêm mũi, viêm xoang, viêm amydal. Thường do Staphylococus, hoặc do Streptococus pneumonia (68,5% theo Nguyễn Văn Thành). Adenovirus, Hemophylus... – Do bệnh truyền nhiễm: cúm, sởi, ho gà... – Hít phải hơi độc: Chlore, amoniac, khói thuốc lá, dung môi công nghiệp... – Yếu tố dị ứng: cơ địa dị ứng. – Yếu tố thuận lợi: cơ thể suy yếu, suy tim, ẩm, lạnh, khói bụi...
1.2. Viêm phế quản mạn

– Thuốc lá, thuốc lào. – Bụi trong không khí, khí hậu ẩm ướt. – Nghề nghiệp: công nhân mỏ than, luyện kim, dệt, nhựa... – Nhiễm khuẩn, dị ứng. – Tuổi, giới: thường trên 40 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ. – Yếu tố xã hội: sinh hoạt thiếu thốn.

images2. TRIỆU CHỨNG
2.1. Triệu chứng của viêm phế quản cấp
2.1.1. Triệu chứng lâm sàng

Bệnh bắt đầu bằng viêm long đường hô hấp trên, sổ mũi, hắt hơi, rát họng, ho khan. Khi viêm nhiễm lan xuống đường hô hấp dưới là bệnh toàn phát, gồm 2 giai 65 đoạn: * Giai đoạn khô: Bệnh nhân cảm thấy cảm giác rát bỏng sau xương ức, tăng khi ho. Ho khan hoặc ông ổng, ho từng cơn, khản tiếng. Triệu chứng toàn thân: sốt có thể sốt cao 39-40oC, nhức đầu, mệt mỏi, biếng ăn. Khám phổi có rải rác ran rít và ran ẩm to hoặc vừa hạt. * Giai đoạn ướt: Cảm giác rát bỏng sau xương ức giảm và hết, khó thở nhẹ, ho khạc đờm nhầy, đờm vàng mủ. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm to và vừa hạt. Diễn biến 4 – 10 ngày thì khỏi hẳn. Có trường hợp ho khan kéo dài vài tuần. Có thể bệnh bắt đầu rầm rộ biểu hiện sốt cao, ho nhiều, ho ra máu...
2.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng

– Xquang phổi: rốn phổi đậm. – Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng.
2.2. Triệu chứng của viêm phế quản mạn
2.2.1. Triệu chứng lâm sàng Đa số gặp ở độ tuổi 50, nam giới, nghiện thuốc lá, thuốc lào. Bệnh thường diễn biến âm thầm, sau đó biểu hiện các triệu chứng sau: Ho và khạc đờm vào buổi sáng, đờm nhầy, trong, dính hoặc xanh vàng, đục mủ. Lượng đờm khoảng 200ml. Mỗi đợt kéo dài 3 tuần vào những tháng đông – xuân. – Đợt cấp của viêm phế quản mạn thường có các biểu hiện sau:
+ Ho, khạc đờm có mủ.
+ Khó thở như cơn hen.
+ Phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm, rì rào phế nang giảm.
+ Sốt hoặc không.
+ Có thể có suy hô hấp.
2.2.2. Triệu chúng cận lâm sàng

– Xquang: rốn phổi đậm, có thể thấy cung động mạch phổi phình ra. Nếu có giãn phế nang còn thấy hình ảnh ứ khí, hình tim dài và bé. Nếu chụp phế quản có chất cản quang (Lipiodol) thấy vách phế quản không đều có chỗ tắc. Chụp động mạch phế quản thấy giãn. – Soi phế quản: vách phế quản dày, niêm mạc nhạt màu, xung huyết và viêm nhiễm từng vùng. Kết hợp hút dịch tìm tế bào, sinh thiết nếu nghi ngờ khối u. 66 – Thăm dò chức năng hô hấp:
+ VEMS giảm.
+ VC giảm.
+ Tiffeneau giảm.
+ RV (thể tích cặn) tăng khi giãn phế nang. – Xét nghiệm:
+ Đờm: tìm vi khuẩn, làm kháng sinh đồ. Nên tìm trực khuẩn BK nhiều lần.
+ Máu: thấy hồng cầu tăng, hematocrit tăng, bạch cầu tăng, tốc độ lắng máu tăng (khi có đợt bội nhiễm).
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
* Viêm phế quản cấp dựa vào: – Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên:
+ Nhẹ: viêm họng đỏ, chảy nước mũi.
+ Nặng: viêm mũi mủ, viêm xoang, viêm amydal, viêm tai giữa. – Triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới:
+ Nhẹ: ho, khản tiếng, thở khò khè và dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên, nghe phổi có ran rít.
+ Nặng: ngoài những triệu chứng trên, khó thở rõ rệt, co kéo lồng ngực, tím, nhịp thở nhanh trên 50 lần/ phút. Nghe phổi thấy có ran rít, ran ẩm ở vùng đáy phổi phía sau lưng.
* Viêm phế quản mạn dựa vào: – Nam giới, tuổi 40-50, tiền sử nghiện thuốc lá thuốc lào, ho và khạc đờm về buổi sáng từng đợt 3 tuần, 3 tháng trong năm và trong 2 năm liền. – Có đợt kịch phát. – Xquang: rốn phổi đậm hai bên. Tại tuyến cơ sở thường chẩn đoán xác định được ngay là viêm phế quản cấp. Đối với viêm phế quản mạn phải hỏi kỹ tiền sử giúp chẩn đoán.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
3.2.1. Cần phân biệt viêm phế quản cấp với

– Hen phế quản tăng tiết dịch: sau cơn hen thì hết các triệu chứng. – Ứ đọng phổi trong suy tim: có biểu hiện suy tim. 67 – Một số bệnh phổi có biểu hiện viêm phế quản: lao phổi, bệnh bụi phổi, ung thư phổi... không nghĩ đến viêm phế quản nếu triệu chứng nghe phổi chỉ ở một bên.
3.2.2. Cần phân biệt viêm phế quản mạn với

– Giãn phế nang: có thể viêm phế quản mạn tính mà không có hoặc chưa có giãn phế nang, hoặc giãn phế nang mà không có triệu chứng của viêm phế quản mạn tính, để phân biệt nên dựa vào một số đặc điểm sau: Xem bảng 3.1.
Bảng 3.1.
Giãn phế nang Viêm phế quản mạn tính
– Khó thở: nặng
– Ho: xuất hiện sau khó thở
– Viêm đường hô hấp ít
– Suy hô hấp: vào giai đoạn cuối
– Xquang: lồng ngực căng, phổi quá sáng
– R (sức cản đường thở) tăng nhẹ
– Khuếch tán khí của phổi: giảm nhiều
– Vừa
– Xuất hiện nước khó thở
– Rất thường gặp
– Từng đợt cấp
– Các nhánh phế huyết quản tăng đậm
– Tăng nhiều
– Giảm ít – Lao phổi: tìm BK (+), có tổn thương trên phim chụp phổi. – Hen phế quản: cần hỏi kỹ tiền sử hen, hoặc chứng kiến có cơn hen phế quan. – Ung thư phế quản: điều trị kháng sinh không đỡ, cần phải chụp phổi, soi phế quản để phân biệt. – Giãn phế quản: chụp phế quản thấy giãn hình ống, hình túi.
3.3. Chẩn đoán giai đoạn viêm phế quản mạn tính

* Giai đoạn O: – Không khó thở – Không có rối loạn chức năng hô hấp.

* Giai đoạn l: – Ho dai dẳng 3 tuần. – Khạc đờm dai dẳng 3 tuần. – Khó thở độ 2 (khi leo tầng 2- theo Sadoul)
* Giai đoạn 2: giống giai đoạn 1 và – Ho, khạc đờm trên 3 tuần trong năm. – Khó thở độ 3 (khi đi bình thường) – Phổi có ran rít, ran ngáy. 68 – Khó thở giống hen. – Thay đổi thông khí phổi.

* Giai đoạn 3: giống giai đoạn 2 và – Rối loạn chức năng hô hấp. – Khó thở nhiều.

* Giai đoạn 4: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng.

* Giai đoạn 5: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng, rối loạn chức năng thông khí nặng. Bệnh tiến triển 5-10-20 năm, thành từng đợt, trong quá trình tiến triển của bệnh, có thể có những biến chứng sau: – Bội nhiễm phổi – Giãn phế nang, suy hô hấp. – Suy tim phải.
4. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH
4.1. Điều trị và phòng bệnh viêm phế quản cấp

* Thể nhẹ: nghỉ ngơi tại giường. Uống đủ nước Cho Codein Không cần dùng kháng sinh

* Thể nặng: có viêm mũi mủ, viêm amydal, viêm VA, viêm tai giữa, viêm phế quản: – Cho kháng sinh: có thể dùng Erythromycin 1- 2 gam/ ngày cho 10 ngày. – Nên cho kháng histamin khi có dấu hiệu co thắt phế quản. – Hạ sốt, giảm đau. – Long đờm: Natri Benzoat – Điều trị nguyên nhân. – Phòng bệnh:
+ Loại bỏ các yếu tố kích thích: tránh khói bụi, môi trường ô nhiễm.
+ Giữ gìn sức khỏe, giữ ấm trong mùa lạnh.
+ Tiêm vacxin chống virus, vi khuẩn.
+ Dùng kháng sinh từng đợt, nhất là những người có viêm đường hô hấp mạn 69 tính.

vtpq
4.2. Điều trị và phòng bệnh đối với viêm phế quản mạn tính
4.2.1. Trong đợt cấp

– Dẫn lưu đờm theo tư thế, kết hợp vỗ rung lồng ngực. – Dùng thuốc long đờm: Natri Benzoat, Mucomyst. – Nếu có suy hô hấp: thở oxy ngắt quãng. – Nếu có tắc nghẽn, co thắt phế quản: cho Aminophyllin tiêm tĩnh mạch, Ventolin khí dung… – Corticoid: Depersolon, hoặc Prednisolon 30mg/24 giờ. – Kháng sinh: dùng nhóm Cyclin, hoặc Erythromycin 1-2 gam/ ngày.
.2.2. Ngoài đợt cấp

– Tiêm vacxin phòng cúm mùa thu- đông. Vacxm chống vi khuẩn. – Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp. – Tập thở bụng. – Bỏ thuốc lá, thuốc lào.
4.2.3. Phòng bệnh

– Bỏ, hạn chế các yếu tố kích thích: thuốc lá, thuốc lào. – Bảo hộ lao động cho những người tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi như công nhân làm việc ở hầm mỏ... – Xây dựng các xí nghiệp xa vùng dân cư và ngược chiều gió. – Tiêm phòng cúm vào mùa thu – đông. – Điều trị tất các ổ nhiễm trùng đường hô hấp trên. Dùng kháng sinh vào những tháng lạnh mỗi đợt 10 ngày (có thể dùng nhóm cyclin, hoặc Erythromycin) – Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, quản lý bệnh nhân tốt.

” Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh “

Trích : Đại học y khoa Thái Nguyên