Nhiều người cho rằng máy đo huyết áp điện tử không chính xác bằng huyết áp kế thủy ngân hay huyết áp cơ. Điều này liệu có thực sự đúng? Vậy nên mua máy đo huyết áp loại nào phù hợp cho gia đình với độ chính xác cao?
Huyết áp cơ và thủy ngân có đặc điểm chung: khi đo huyết áp cần có sự chuyện môn cao, vì vậy thường được dùng cho các bác sỹ. Nhưng huyết áp thủy ngân cồng kềnh, không cơ động, lại dễ vỡ hỏng, rất nguy hiểm nếu chất thủy ngân trào ra ngoài.
Huyết áp kế đồng hồ sau 3-4 tháng, các lò xo bị giãn nên có sai số, phải mang đi chỉnh lại tại đơn vị tiêu chuẩn đo lường thì mới có kết quả tốt. Cách đo khó, thường phải 2 người đo là khuyết điểm lớn nhất khi sử dụng 2 sản phẩm huyết áp trên. Về độ chính xác thì huyết áp thủy ngân cho kết quả ít sai số nhất. Dòng cơ và điện tử thì độ chính xác tương đương nhau, độ sai số ít chỉ + (-) 3mm Hg.
Với sự tiện lợi, đo nhanh, độ chính xác cao cộng thêm nhiều tính năng cực hữu ích cho người bệnh huyết áp nên hiện nay tại các bệnh viện hay các phòng khám lớn thay thế các dòng cơ và thủy ngân bằng sản phẩm máy đo huyết áp chuyên dụng cho người bệnh huyết áp.
Huyết áp điện tử ra đời là bước tiến mới cho việc theo dõi và điều trị các bệnh về huyết áp và tim mạch tại nhà và cho mỗi cá nhân. Áp dụng công nghệ đo tiên tiến, tốt độ đo nhanh chóng, mang lại cho bạn không chỉ các chỉ số huyết áp và nhịp tim chính xác mà còn nhiều tính năng khác như bộ nhớ lưu ngày giờ đo cho 1 hoặc 2 người, thiết kế gọn nhẹ, dễ mang lại, cảnh báo nhịp tim bất thường hay huyết áp quá cao…
Với huyết áp kế điện tử, bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân có thể theo dõi mức độ huyết áp để có các biện pháp phòng ngừa hay điều trị cấp thời những cơn cao huyết áp có thể dẫn đến tử vong. Có nhiều người cho rằng máy huyết áp điện tử không thể chính xác bằng máy cơ và thủy ngân. Điều này không đúng. Vì có thể do đo sai tư thế hoặc vận động cơ thể hay sử dụng chất kích thích trước khi đo sẽ dẫn tới sai lệch kết quả.
Cần làm gì trước khi đo huyết áp?
1. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút.
2. Không dùng các chất kích thích ( café, thuốc lá, bia, rượu) trước đó 2 giờ.
3. Luôn giữ tâm lý thoải mái khi đo huyết áp
Tư thế đo huyết áp đúng?
Người được đo huyết áp ngồi ghế, lưng thẳng, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, khuỷu tay ngang mức với tim. Hoặc có thể đo ở các tư thế nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên sử dụng các dòng máy đo huyết áp bắp tay vì mạch ở cổ tay ở những người này thường yếu nên sẽ cho kết quả không chính xác.
Với dòng cổ tay: Ngồi thằng, vòng bít luôn đặt ngang với tim, không cử động và nói chuyện khi đo. Khi ngồi 2 chân không để vắt chéo, không kiễng chân khi đo.
Sau khi đo huyết áp người bệnh cần ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương (ví dụ 126/82 mmHg) và nhịp tim vào 1 cuốn sổ nhỏ. (Máy đo huyết áp của Omron có bộ nhớ lưu nhiều kết quả đo, giúp ích cho bạn và bác sĩ trong việc kiểm tra lại các kết quả.)
Xem thêm: 3 loại máy đo huyết áp Omron tốt nhất