Việt Nam là một trong những quốc gia có đường bờ biển kéo dài, chưa kể đến ao, hồ, sông, rạch… Và do vậy, theo thống kê số lượng người bị đuối nước cũng như chết vì đuối nước ngày càng gia tăng. Đuối nước không ngoại trừ ai, vậy bạn đã biết cách sơ cứu người đuối nước chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết nhé!
Thống kê về tai nạn đuối nước trên cả nước
Theo thống kê mới nhất, Việt Nam là quốc gia có người chết vì đuối nước cao nhất trong khu vực, bình quân hàng năm có trên 4000 người chết vì tai nạn đuối nước. Con số này đã đặt ra tình trạng đáng báo động. Nhưng một thực tế cho thấy rằng, khá ít người vẫn còn chủ quan về hời hột về tai nạn đuối nước – nguy cơ gây chết người thầm lặng và thình lình nhất.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tử vong đa phần xuất phát từ việc người dân kém những hiểu biết về cách sơ cứu người đuối nước tại chỗ.
Vì sao đuối nước lại gây nguy hiểm đến tính mạng?
Đuối nước là hiện tượng nước vào phế nang gây ra một màng nước ngăn cách sự khuyếch tán oxy qua màng phế nang mao mạch. Theo đó sẽ gây co thắt phế quản, co thắt động mạch phổi, tăng sức cản phổi. Và hậu quả gây ra có thể là tử vong hoặc là gây những biến chứng nghiêm trọng như tai biến, mất cảm giác, sống người thực vật…
Cách xử trí người bị đuối nước
Theo đó, cách sơ cứu người đuối nước đúng cách và khoa học nhất chính là nhanh chóng giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân.
Để làm được điều đó, bạn thực hiện theo các bước sau:
Đầu tiên để nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu kiểm tra thấy nạn nhân đã ngừng thở và không còn bất kì một phản xạ nào thì bạn cần thực hiện phương pháp ấn tim ngoài lồng ngực: Dùng hai tay chồng lên nhau, đặt ngay vào nửa dưới của xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút. Đồng thời bạn cần sử dụng gạc, khăn vải móc các dị vật, đờm trong miệng nạn nhân ra ngoài để khai thông đường thở.
Tiếp theo, bạn thực hiện động tác hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo bằng phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân.
Bạn lưu ý rằng, nên ấn tim ngoài lồng ngực 15-30 nhịp thì hà hơi thổi ngạt 2 cái và tiếp tục lặp lại như vậy với chu kì 15-30 lần ấn tim, 2 lần hà hơi.
Với cách sơ cứu người đuối nước, nạn nhân tỉnh dậy cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra xem có mắc các triệu chứng về đường phổi hay hô hấp hay không.
Đặc biệt, khi xử lý tai nạn đuối nước bạn không nên dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy… cách này không có hiệu quả mà còn làm mất thời gian và để lại nhiều di chứng cho nạn nhân.
Tai nạn đuối nước thường chủ yếu gặp phải đa phần đối với trẻ em, để tránh những tai nạn đuối nước đau lòng và không mong muốn này, hy vọng rằng, quý phụ huynh sẽ biết cách chăm sóc và nuôi dạy con tốt hơn, tránh việc để con đến gần khu vực ao, hồ, sông, suối…
Mong rằng với những chia sẻ trên đây, các bạn sẽ biết cách xử lý tai nạn đuối nước một cách khoa học nhất!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi!
Xem thêm:
Tiết lộ cách trị hóc xương cá tại nhà trong “một nốt nhạc”