1. Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng hư tổn của sụn khớp và đĩa đệm kèm theo là phản ứng viêm và giảm dịch nhày giúp bôi trơn giữa các khớp. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức và cứng khớp.
Đây là bệnh mạn tính, xảy ra chủ yếu ở người trên 40 tuổi, nhất là sau 60 tuổi. Nguyên nhân chính là do quá trình lão hóa tự nhiên và tình trạng chịu áp lực quá tải, kéo dài của sụn khớp gây ra.
2. Triệu chứng thoái hóa khớp
Những triệu chứng thoái hóa khớp diễn biến thất thường và đa dạng, điển hình như:
Đau nhức: Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất của thoái hóa khớp. Những cơn đau âm ỉ, có thể thành cơn đau cấp khi người bệnh vận động ở tư thế tác động nhiều đến khớp.
Ban đầu, tình trạng đau nhức chỉ xuất hiện khi vận động, hết sau khi nghỉ ngơi. Sau đó, đau nhức xương khớp có thể đau liên tục, đau nhiều khi vận động.
Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt chuyển lạnh, áp suất giảm, độ ẩm cao thì các cơn đau nhức do thoái hóa khớp trở nên trầm trọng hơn, chỉ cần cử động nhỏ, người bệnh cũng sẽ bị đau nhức cả ngày hoặc kéo dài nhiều ngày sau đó.
Cứng khớp: Đây là triệu chứng thoái hóa khớp đi kèm theo các cơn đau. Tình trạng cứng khớp xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Người bệnh khi đó sẽ không thể cử động được các khớp bị đau, phải nghỉ ngơi khoảng 10 – 30 phút mới giảm dần.
Nếu thoái hóa khớp đang ở giai đoạn nặng thì triệu chứng cứng khớp sẽ kéo dài dai dẳng hơn.
Có tiếng kêu lạo xạo khi cử động: Khi bị thoái hóa khớp, phần sụn, đệm giữa hai đầu xương bị hao mòn, dịch nhầy bôi trơn giảm và có phản ứng viêm. Vì thế, khi người bệnh di chuyển, đầu xương sẽ ngày càng sát vào nhau, chạm với phần sụn bị bào mòn gây ra tiếng kêu lạo xạo.
Biểu hiện triệu chứng viêm khớp này sẽ nghe rõ khi vận động mạnh. Kèm theo là cơn đau nhức dữ dội.
Khó vận động các khớp: Người bị thoái hóa khớp sẽ khó hoặc có thể không thực hiện được một số động tác như cúi sát đất, quay cổ…
Teo cơ, sưng tấy và biến dạng: Các khớp bị sưng tấy, đau hoặc biến dạng, các cơ xung quanh bị yếu, mỏng dần và teo đi. Chẳng hạn như đầu gối bị lệch khỏi trục, ngón tay bị u cục gồ ghề, ngón chân cong vẹo…
3. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp xảy ra khi sự tái tạo và thoái hóa của sụn khớp bị mất cân bằng. Quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn khiến phần sụn, đệm giữa các khớp hao mòn, hai đầu xương sát lại gần, chạm vào nhau gây tổn thương, đau nhức.
Các yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp:
Tuổi tác: Thoái hóa khớp thường bắt đầu xuất hiện từ sau tuổi 40. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
Béo phì: Béo phì dễ dẫn đến thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối.
Tổn thương khớp: Khớp bị tổn thương hoặc hoạt động quá sức.
Dị tật bẩm sinh về khớp: Những người bị dị tật bẩm sinh về khớp thì dễ bị thoái hóa khớp và nghiêm trọng hơn.
Di truyền: Gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì nguy cơ cũng sẽ cao hơn nhiều lần so với người khác.
4. Phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả
Thoái hóa khớp là quy luật tự nhiên nên gần như không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách phòng ngừa sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa. Dưới đây là một số biện pháp:
Có chế độ sinh hoạt, luyện tập, ăn uống khoa học, hợp lý, nhất là từ sau 40 tuổi.
Tránh các tư thế không phù hợp hoặc động tác đột ngột, quá mạnh khi làm việc, sinh hoạt.
Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì để giúp giảm áp lực lên các khớp xương.
Đi khám bác sĩ ngay sau khi có các dấu hiệu bất thường về khớp, nhờ đó chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.
Cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết, tốt cho xương, sụn giúp cân bằng quá trình thoái hóa và tái tạo của sụn khớp, làm tăng độ dẻo dai, sức bền cho cơ xương khớp.
Siêu Thị Y Tế tổng hợp Top 5 thuốc bổ xương khớp tốt nhất giúp giảm thoái hoá khớp hoặc bạn có thể lên trực tiếp hệ thống Siêu Thị Y Tế để tư vấn rõ hơn về vấn đề của bạn nhé.