Nước muối được biết đến với công dụng sát khuẩn cho da khi bị thương, chống viêm, giảm đau họng, đau răng… Ngoài ra, cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý cũng được phổ biến rộng không chỉ bởi đem lại nhiều tác dụng tốt mà còn an toàn cho da, kể cả da nhạy cảm.
Tác dụng của nước muối sinh lý với da
Loại bỏ tốt bụi bẩn, tế bào chết trên da mặt
Nước muối sinh lý có khả năng thẩm thấu sâu vào bên trong lỗ chân lông, làm mềm lỗ chân lông đang tắc nghẽn bụi bẩn, giúp chúng từ từ di chuyển ra ngoài da. Đồng thời, quá trình này cũng lấy đi lớp tế bào chết trên da một cách nhẹ nhàng, không gây đau rát.
Phòng ngừa và cải thiện mụn trứng cá
Áp dụng cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý sẽ giúp ngăn ngừa dầu thừa, duy trì độ ẩm tự nhiên nhờ khả năng ngậm nước của muối, làn da sau khi đã ngậm đủ nước thì các tuyến bã nhờn cũng không tiết ra nhiều dầu nữa. Từ đó, làn da luôn duy trì được độ ẩm và ngăn ngừa dầu thừa tiết trên da, từ đó hạn chế và cải thiện mụn trứng cá.
Rửa mặt với nước muối rất an toàn cho da, không gây kích ứng. Hơn nữa, phương pháp này còn giúp trị mụn và làm mờ vết thâm hiệu quả. Với đặc tính sát khuẩn cao, nước muối có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây mụn trên da. Bên cạnh đó, nước muối giúp cấp nước, giữ ẩm da, làm dịu những kích ứng, giảm nhờn,…
Cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý
Bước 1: Rửa sạch da mặt
Trước tiên, chúng ta cần rửa mặt bằng nước ấm để lấy đi bụi bẩn, bã nhờn trên da. Trong trường hợp bạn có trang điểm, hãy đảm bảo đã tẩy trang trước khi thực hiện cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc sử dụng sữa rửa mặt để giúp da được làm sạch tốt hơn.
Bước 2: Cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý
Sử dụng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý và nhẹ nhàng lau lên mặt trong khoảng 1-2 phút, chú ý lau kỹ vùng chữ T hoặc những vùng da có nhiều mụn. Bạn nên lặp lại bước này một lần nữa với 1 chiếc bông tẩy trang sạch khác để đảm bảo bụi bẩn, bã nhờn được lấy đi hoàn toàn.
Lưu ý: Trong quá trình rửa mặt cần nhẹ nhàng, đặc biệt nếu trên da có mụn viêm, tránh việc chà xát mạnh khiến da bị tổn thương, kích ứng.
>> Tham khảo thêm cách rửa mặt bằng nước vo gạo đúng cách tại nhà.
Bước 3: Lau khô da mặt
Sau khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý, bạn có thể chờ một vài phút để tác dụng của nước muối có thể phát huy trên da, sau đó nhẹ nhàng rửa mặt lại với nước sạch, dùng khăn bông mềm thấm khô nước trên da.
Bạn không nên bỏ qua bước này bởi nước muối có tính kiềm, nếu lưu lại nước muối quá lâu trên da sẽ khiến da bị khô, thậm chí gây ra tình trạng kích ứng với những bạn có làn da nhạy cảm.
Những lưu ý khi dùng nước muối sinh lý để rửa mặt
- Nếu da quá nhạy cảm thì cần thử trước 1 ít trước khi thực hiện hết khuôn mặt
- Nên rửa vào buổi tối trước khi đi ngủ vì buổi sáng làm da dễ bắt nắng hơn
- Không nên lạm dụng nước muối sinh lý: Việc sử dụng nước muối sinh lý không nên vượt quá 2 lần/ngày, đặc biệt với các bạn có làn da khô hoặc da nhạy cảm. Tốt nhất chỉ nên sử dụng 1 lần/ ngày hoặc giảm tần suất xuống còn 1-2 lần/tuần nếu da quá khô.
- Dưỡng ẩm sau khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý: Dưỡng ẩm cho da là 1 bước quan trọng trong quá trình skincare, nhất là sau khi rửa mặt với nước muối sinh lý. Do bản chất muối có tính kiềm, sau khi nước trên da bốc hơi đi da của bạn sẽ trở nên khô hơn.
Trên đây là một số thông tin tham khảo cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý. Bên cạnh việc chăm sóc da, bạn cần có những biện pháp bảo vệ da trước những tác động bên ngoài bằng cách sử dụng kem chống nắng kết hợp cách làm đẹp da từ bên trong thông qua chế độ ăn uống để có một làn da trắng sáng, mịn màng.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các dấu hiệu bị dị ứng da mặt chi tiết nhất