Lá dứa có hương thơm đặc trưng, khi bạn ngửi loại lá này, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm hương nếp và béo béo. Nó được sử dụng để nấu xôi, sữa, tạo màu cho các món thạch và còn có tác dụng khử mùi trong phòng, nhà vệ sinh và xe hơi, mang đến hương thơm tự nhiên và dễ chịu. Phải nói là lá dứa rất đa dụng.
Nhiều người bệnh tiểu đường truyền tai nhau rằng “lá dứa trị bệnh tiểu đường“. Vậy thực hư ra sau, cùng khám ngay trong bài viết ngay bên dưới nhé!
Tại sao lá dứa trị được bệnh tiểu đường?
Các danh y ngày xưa đã có kinh nghiệm chữa bệnh thông qua việc sử dụng lá dứa để điều trị một số căn bệnh nhất định như bệnh hô hấp (ho, viêm thanh quản), đau nhức xương khớp, bệnh thận, bệnh gout, xuất huyết dạ dày và kiểm soát lượng đường trong máu đối với bệnh nhân bị tiểu đường.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu y học hiện đại, lá dứa còn chứa nhiều chất diệp lục, các axit hữu cơ, chất chống oxy hóa, glycosides, alkaloid, bromelin. Những chất này có khả năng ngăn chặn sự phá hủy của các gốc tự do trên thành mạch máu.
Để theo dõi lượng đường trong máu để phát hiện tiểu đường, bạn có thể tham khảo 6 loại máy đo đường huyết tốt nhất tại link bên cạnh 👉: https://nhathuocviet.vn/tin-tuc/danh-gia-top-cac-may-do-duong-huyet-tot-nhat-hien-nay.html
Lá dứa thường được sử dụng để tăng hương vị hoặc màu sắc trong các món ăn và được ưa chuộng bởi mùi thơm giống như gạo nếp và màu xanh mát mắt như hạt cốm. Sử dụng lá dứa trong ẩm thực không gây ra bất kỳ tác hại độc hại nào cho sức khỏe.
Ngày nay, vẫn có nhiều người tin rằng sử dụng lá dứa để chữa bệnh tiểu đường là một phương pháp hiệu quả để ổn định đường huyết. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao trong việc chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa thì cần áp dụng phương pháp đúng cách. Cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Cách dùng lá dứa chữa tiểu đường tại nhà
Để trị tiểu đường bá lá dứa thì bạn có thể tham khảo 3 cách sau đây nhé!
Cách 1:
- Chọn 10 lá dứa tươi rửa sạch và cắt thành khúc khoảng 5-7cm
- Đem lá phơi cho ráo nước và khô (để trong bóng râm) nhưng vẫn phải giữ được màu xanh của lá
- Cho lá vào nồi đun với khoảng 2 lít rưỡi nước, đun cạn cho đến khi còn khoảng 2 lít nước thì tắt bếp.
- Chia đều ngày 3 lần và uống trước mỗi bữa 20-30 phút
- Sau 2-3 tuần kiên trì sử dụng sẽ thấy đường huyết về mức ổn định
Cách 2:
- Chọn 5-6 lá dứa rửa sạch và phơi khô cho ráo nước
- Cắt lá dứa thành từng khúc khoảng 5cm rồi cho vào ấm trà hãm lấy nước uống trong ngày
Cách 3:
- Chọn 10 lá dứa, rửa sạch nhưng không cắt khúc
- Cuộn tròn lá lại và cho vào nồi, đổ nước, đun sôi đến khi nước chuyển màu vàng như trà là được. Uống nhiều lần trong ngày.
Lưu ý khi dùng lá dứa trị bệnh tiểu đường
Không nên dùng lá dứa để thay thế hoàn toàn thuốc Tây y trong việc chữa trị tiểu đường. Sử dụng chỉ phương pháp dân gian không đảm bảo sự kiểm soát bệnh tốt nhất cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng lá dứa chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho việc ổn định đường huyết của bệnh nhân tiểu đường, do đó bệnh nhân có thể sử dụng lá dứa thường xuyên và trong thời gian dài.
Ngoài việc sử dụng biện pháp dân gian và thuốc Tây, bệnh nhân cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, thực hiện chế độ ngủ nghỉ và tập thể dục khoa học. Chỉ có với việc kết hợp các phương pháp này, bệnh nhân mới có thể kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất.
Lời khuyên cho những người đang bị tiểu đường
Dưới đây là 1 số lời khuyên dành cho những người đang bị tiểu đường:
- Kiểm soát đường huyết: Hãy theo dõi đường huyết của bạn thường xuyên và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều chỉnh liều insulin hoặc thuốc giảm đường huyết theo cách thích hợp. Hạn chế ăn các loại thức ăn có nhiều đường, chất béo, và uống nước đường.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có lợi cho sức khỏe, giúp kiểm soát đường huyết và giảm cân nếu cần thiết. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ tập thể dục mới nào, bạn nên thảo luận với bác sĩ để biết được chế độ tập thể dục phù hợp cho bạn.
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên, đồ ngọt, và các loại đồ uống có ga. Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, thực phẩm có chất xơ cao, thịt không béo, thực phẩm giàu chất đạm.
- Thông báo cho người thân về bệnh tiểu đường: Người thân của bạn có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết bằng cách hỗ trợ và kiểm tra đường huyết của bạn trong trường hợp bạn không thể tự kiểm soát được.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe: Theo dõi các triệu chứng của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như thèm ăn, uống nước nhiều hơn bình thường, mỏi mệt, đau đầu, chóng mặt, và đau chân. Báo cáo cho bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
Vậy là bạn đã biết cách dùng lá dứa trị bệnh tiểu đường. Lá dứa rất dễ tìm, bạn có thể áp dụng để điều trị bệnh. Hãy nhớ theo dõi đường huyết thường xuyên nhé! Mong rằng những thông tin mà mình cung cấp hữu ích với bạn! Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo: https://sonapharm.vn/cach-dung-la-dua-chua-benh-tieu-duong/
Có thể bạn quan tâm:
Các giai đoạn của bệnh tiểu đường: Tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm