Não của trẻ em từ 0-6 tuổi đã trải qua rất nhiều giai đoạn, nhưng thực sự bố mẹ đã biết được cấu tạo bộ não của trẻ được phát triển như thế nào chưa. Vậy bài viết hôm nay, Medimart sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về cấu tạo não bộ ở trẻ từ 0-6 tuổi, nếu là bố mẹ hãy cùng tham khảo để biết được trí não con mình được phát triển như thế nào để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho con nhé!
Cấu tạo não bộ ở trẻ
Các nhà nghiên cứu đã cho rằng ở trẻ 0-3 tuổi thì não là nơi phát triển nhanh nhất và khá là nhạy bén và là nơi quan trọng, sự phát triển trí não ở trẻ hoàn thành tới 70-80% , và đối với trẻ em sau khi được thụ thai trong tử cung của người mẹ được 2 tháng, não bộ là cơ quan to nhất của cơ thể; từ các tháng tiếp theo khi mẹ đi siêu âm sẽ nhận thấy sự khác biệt của kích thước não so với các bộ phận còn lại. 9 tháng sau khi chào đời, trọng lượng của não tăng gấp đôi so với lúc mới sinh; tăng gấp 3 lần đến năm 3 tuổi; và hoàn thiện cơ bản vào 5 – 6 tuổi.
Ở các giai đoạn thì khoa học cũng chỉ ra quá trình phát triển từ phải sang trái của não trẻ em. Trong đó: từ 0 – 2 tuổi là thời kỳ phát triển của não phải – đây là giai đoạn thần đồng; 3 – 4 tuổi là giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ của não trái; từ 6 tuổi là thời kỳ của não trái. Đến 8 tuổi trí lực không phát triển rõ rệt nữa, và sau đó con người chỉ có thể phát triển kỹ năng và tri thức
Đặc điểm hệ thần kinh của trẻ
Đặc điểm sinh lý
Ở trẻ sơ sinh, do hành tuỷ, dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh thị giác đã được myelin hoá nên trẻ có phản xạ bú, nuốt, khóc và nhìn cố định vào một điểm. Nhưng do quá trình myelin chưa được hoàn toàn, nên có những phản xạ là bệnh lý đối với trẻ lớn thì lại là sinh lý đối với trẻ nhỏ (như phản xạ Babinski).
Điện não đồ cũng thay đổi theo tuổi:
Trẻ sơ sinh: Hoạt động điện não tâp trung vùng đỉnh và vùng trung tâm, sóng delta 0,5 – 3 chu kỳ/giây, điện thế 20 – 50 microvon, sóng không đồng đều, không đồng thời.
Trẻ dưới 1 tuổi: Hoạt động điện não đa số là sóng delta, vùng chẩm xuất hiện sóng theta 3 – 7 chu kỳ/giây.
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Hoạt động điện não là sóng theta 3 – 7 chu kỳ/giây, điện thế 30 – 50 microvon.
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Sóng theta giảm dần, xuất hiện sóng alpha 8 – 12 chu kì/giây, biên độ 30 – 50 microvon.
Đặc điểm bệnh lý
Đối với trẻ em thì việc phát triển mao mạch não ở trẻ nhỏ phát triển rất mạnh, thành mạch mỏng và dễ nhạy cả với hiện tượng thiếu oxi nên dễ xảy ra hiện tượng xuất huyết màng não.
Trẻ em sơ sinh trong não sẽ chứa nhiều nước lại nằm trong hộp sọ không chắc, cho nên một chấn thương nhỏ như ngã ngồi, ngã từ tư thế đứng đều có thể gây ra thoát vị hồi hải mã, thoát vị vách ngăn giữa hai bán cầu hoặc tổn thương trục thần kinh dẫn đến liệt nửa người trên lâm sàng.
Qua các thông tin Medimart cung cấp trên, mong là có thể giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về cấu tạo não bộ ở trẻ cũng như là những đặc điểm về hệ thần kinh của trẻ bên cạnh đó có thể bổ sung Thuốc bổ não ở trẻ được bác sĩ khuyên dùng, vậy não sẽ phát triển toàn diện và thông minh hơn.
Nếu bạn có thắc mắc về cấu tạo não bộ ở trẻ em thì có thể liên hệ: 0398883456 để được giải đáp nhé