Bệnh gút có ăn được xôi không? Người bị mắc bệnh gút cần rất chú ý tới thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để có thể cải thiện bệnh một cách tốt nhất. Do đó, việc lựa chọn đồ ăn cũng là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Xôi vốn dĩ là món ăn quen thuộc và yêu thích của đông đảo người Việt Nam. Nhưng với bệnh nhân bị bệnh gout liệu món ăn này có thật sự phù hợp?
Bệnh gút có ăn được xôi không?
Bệnh gout là một dạng bệnh lý có các triệu chứng viêm khớp gây ra các cơn đau nhức dữ dội. Bệnh xảy ra khi các axit uric lắng đọng cơ thể và tạo ra các khối tinh thể trong khớp xương. Bệnh có thể tái phát liên tục, gây ra các cơn đau cấp tính với biểu hiện khớp bị sưng đỏ, nóng và đau nhức, cứng khớp. Bệnh nhân gout sẽ rất khó đi lại, vận động khi các đợt viêm gout bùng phát.
Cùng với các phương pháp điều trị bệnh tích cực bằng thuốc, việc sử dụng các thực phẩm cũng có tác động lớn tới quá trình điều trị của người bệnh. Vậy bệnh nhân bị gút có ăn được xôi không?
Dựa theo kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi một đĩa xôi nhỏ sẽ cung cấp cho người ăn khoảng 600 calo. Lượng calo này thấp hơn giá trị calo của một bát phở. Và xôi được nấu từ nguyên liệu gạo nếp, một loại thực phẩm có giá trị puri không cao. Do đó, đối với câu hỏi bệnh gút có ăn được xôi không, câu trả lời chính là “Có”.
Những lưu ý khi người bị bệnh gút ăn xôi
Vì xôi không gây hại cho sức khỏe của người bị bệnh gút, nên chúng ta có thể bổ sung thêm xôi vào một số bữa ăn trong tuần. Nhưng không vì xôi không gây hại mà người bệnh tùy ý ăn xôi với lượng quá nhiều. Bệnh nhân cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Người bị bệnh gút không ăn quá nhiều xôi liên tục. Bởi xôi có lượng calo cao nhưng đồng thời cũng gây ra triệu chứng nóng trong, nóng bụng và có thể làm ảnh hưởng tới dạ dày. Vì vậy, người bệnh chỉ nên ăn 2 bữa xôi mỗi tuần.
- Người bệnh không ăn xôi kết hợp với các thực phẩm có lượng purin cao khác như: Xúc xích, thịt bò, ruốc hay nấm,…
- Đối với những bệnh nhân bị gout và đồng thời mắc một số bệnh lý nền khác như: Béo phì, tiểu đường, rối loạn mỡ máu. Người bệnh không ăn nhiều xôi. Bởi xôi có thể làm những chứng bệnh này tiến triển nặng hơn.
- Khi ăn xôi, để làm giảm cảm giác ngán cũng như tăng thêm khẩu vị hấp dẫn cho món ăn, bạn có thể kết hợp xôi với một số loại salad hoặc dưa chuột
Một số món ăn khác người bệnh có thể sử dụng
Cùng với xôi, bệnh nhân cũng nên kết hợp thêm một số thực phẩm có lợi cho việc đẩy lùi bệnh gout vào thực đơn sử dụng hàng ngày như:
Các loại trái cây: Đa số các loại trái cây đều có lợi cho người bị bệnh gout. Dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học đưa ra, một số loại quả rất tốt trong việc giảm triệu chứng viêm gout người bệnh nên sử dụng là: Lê, táo, dưa leo, nho, dâu tây, dưa hấu, bưởi, việt quất, cherry…
Các loại rau xanh: Rau xanh cũng là một loại thực phẩm rất cần thiết để bổ sung cho người bệnh. Rau bổ xung các vitamin và chất xơ giúp làm giảm lượng axit uric trong máu, tăng cường hoạt động chuyển hóa và đào thải độc tố cho cơ thể. Người bệnh nên thường xuyên kết hợp các loại rau cải, bông cải xanh, rau ngót, khoai tây hay đậu Hà Lan vào bữa ăn.
Các loại hạt và đậu: Một số loại đậu gồm: Đậu xanh, đậu lăng, đậu nành, đậu đen… Hay các loại hạt như: Hạt óc chó, hạt điều, hạt hạnh nhân,..Đều là các thực phẩm nên được xếp vào thực đơn của người mắc bệnh gout.
Ngũ cốc nguyên hạt: Cùng với thắc mắc bệnh gút có ăn được xôi không, nhiều người cũng có câu hỏi có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt không? Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như: Lúa mạch, yến mạch, gạo lứt,… để cải thiện tốt các triệu chứng sưng đau khớp do gout gây ra.
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bệnh gút có ăn được xôi không? Mong rằng qua đây bệnh nhân sẽ có sự sắp xếp về chế độ dinh dưỡng thật khoa học, hợp lý để có thể nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
Xem thêm: nguyên nhân đau khớp gối là gì?