Tác dụng của Táo mèo:
Theo Y học cổ truyền , Táo mèo có vị chua ngọt thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp dịch vị tăng bài tiết acid mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng.
Thực nghiệm invivo dịch chiết Táo mèo có tác dụng ức chế trực khuẩn E. Coli, lỵ, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy: Táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ.
Theo TS Dhamananda (Giám đốc viện Y học cổ truyền Porland, Oregon) các tác dụng sinh học của Sơn tra (Táomèo) có liên quan đến 4 nhóm hợp chất chủ yếu:
- Các flavonoid (Hyperoside, Luteolin – 7 glucoside,Rutin, Quercetin, Vitexin và Vitexin rhamnosides).
- Oligomeric procyanidins và flavans.
- Các dẫn xuất Triterpenne, các acid hữu cơ.
- Các phenolic đơn giản.
Viện cây thuốc và tinh dầu Nga cho thấy Sơn tra có tác dụng chống nghẽn mạch rõ rệt, giảm cholesteron, triglycerid, độ quánh máu và fibrinogen.
Đối tượng sử dụng khá rộng:
- Người bị mỡ máu, mỡ gan, người béo phì.
- Người kém ăn, gầy yếu
- Người bị các bệnh tim mạch, huyết áp cao
- Người rối loạn tiêu hóa
- Để phòng bệnh có thể uống đều đặn sau ăn, nhất là sau uống rượu bia, ăn nhiều thịt mỡ.
- Trẻ em uống sữa không tiêu.