Cây này còn có tên là phật dụ, thiết thụ (trung dược). Theo Đông y, huyết dụ vị nhạt, tính mát, vừa làm mát máu, cầm máu vừa làm tan máu ứ và giảm đau. Nó thường được dùng để chữa các trường hợp bị thương và phong thấp gây đau nhức.
Một số bài thuốc Nam được dùng trong dân gian:
– Chữa các loại chảy máu, xuất huyết tử cung và tiêu tiểu ra máu: Lá tươi huyết dụ 40-50 g, sắc uống (hoặc lá khô, hoa khô với lượng bằng 1/2 lá tươi). Chú ý không dùng sau khi nạo thai hoặc sau đẻ bị sót rau.
– Chữa ho ra máu, chảy máu cam và chảy máu dưới da: Lá huyết dụ tươi 30 g, lá trắc bá (sao cháy) và cỏ nhọ nồi mỗi vị 20g, sắc uống.
– Chữa bạch đới, đi lỵ, rong huyết, viêm dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, hậu môn lở loét ra máu: Huyết dụ tươi 40 g, lá thuốc bỏng (sống đời), lá băn (xích đồng nam) đều 20 g, sắc uống.
– Chữa bị thương ứ máu hay phong thấp đau nhức: Dùng huyết dụ cả lá, hoa, rễ 30 g, huyết giác 15 g, sắc uống.
Theo BS Quang Minh, Sức Khỏe & Đời Sống