Điều trị rối loạn tiêu hoá từ y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, chứng rối loạn tiêu hóa được xếp theo hệ tiêu hóa. Hệ này có chức năng của tỳ vị. Nói đến rối loạn tiêu hóa là nói đến hậu thiên trực tiếp đến tỳ vị. Nội kinh có ghi: “Thức ăn nước uống đều vào dạ dày, biến đổi ra chất tinh dịch, hợp với khí ở dạ dày đi khắp cơ thể”. Nếu ăn uống không tiết độ thì dạ dày bị bệnh trước, tạng tỳ thọ bệnh sau…
Thành phần bài thuốc: bình vị tán
– Trần bì (tẩm gừng sao): 16g.
– Hậu phác (tẩm gừng sao): 16g.
– Thương truật (sao cám hoặc gạo): 20g.
– Cam thảo (chích mật): 10g.
Tác dụng: kiện tỳ táo thấp, hành khí đạo trệ.
Ý nghĩa: vị trần bì lý khí hóa đờm, thương truật kiện tỳ táo thấp là chủ dược, cam thảo điều hòa tỳ vị, hậu phác trừ thấp, giảm đầy hơi.
Còn với những chứng: người sốt, tay chân thường phát nóng (sốt âm ỉ), da se, vàng, tóc rụng thể người khí kém, tiếng nói nhỏ, hơi thở ngắn, tay chân yếu, ăn kém, sắc mặt nhợt nhạt, rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện khó, vàng, gắt thì nên dùng bài tứ quân tử thang hoặc bài hương sa lục quân tán.

Cây nhân sâm

Cây nhân sâm

Thành phần bài thuốc: tứ quân tử thang.
– Nhân sâm (tẩm gừng sao): 16g.
– Phục linh: 12g.
– Bạch truật (sao cám gạo): 12g.
– Cam thảo (chích mật): 8g.
Ý nghĩa: nhân sâm kiện tỳ ích khí là chủ dược; phục linh để thấm thấp và đuổi tà khí ở can, thận; bạch truật kiện tỳ táo thấp; cam thảo để hòa khí trung châu.
Tác dụng: ích khí kiện tỳ dưỡng vị.
Chế biến: tất cả các vị sau khi làm sạch và sao tẩm xong tán thật nhuyễn, cho vào keo để dùng dần. Mỗi lần dùng từ 8 – 10g ngày 2 lần, hòa với nước sôi để ấm uống. Trẻ em uống phân nửa.
– Hạn chế ăn dầu mỡ, gia vị cay nóng hoặc thức ăn sống lạnh.
Đây là những bài thuốc nghiệm phương trong kinh điển thường dùng, hiệu quả rất cao.
Bài thuốc này cũng rất tốt cho những người đi công tác, hoặc làm ăn xa không hợp thổ nhưỡng, khí hậu, ăn uống kém, mệt mỏi, thất thường.

Lương y PHẠM NHƯ TÁ