Rau muống là một loại thức ăn ngon hàng ngày. Rau muống có tính mát, vị ngọt nhạt, có tác dụng giải độc, sinh da thịt. Dưới đây là một số bài thuốc từ loại rau quen thuộc này.
Sinh da thịt:
Khi bị mụn nhọt lở loét miệng lõm sâu, ăn rau muống có thể cho mụn chóng lành, da thịt đầy lên.
Giải độc:
Ăn phải nấm độc, ngộ độc lá ngón, trúng độc thủy ngân, trong lúc chờ đi bệnh viện tạm thời lấy rau muống tười ( 1 kg ) giã nát vắt lấy một lượng lớn nước sẽ có tác dụng giải độc nhất định. Nếu bị say sắn ( củ mì ) thì cũng có thể uống nước rau muống giã nát sẽ khỏi say và giải độc.
Viêm lưỡi, viêm miệng, viêm môi ( do thiếu vitamin B2 ).
Nấu canh rau muống (100 g ) với hành tươi ( 50 g ) văn với cơm hàng ngày, nếu trường hợp bị viêm nhẹ thì từ 3 – 5 ngày là khỏi.
Chữa ho ra máu:
Rau muống và củ cải tươi, lượng bằng nhau giã nát vắt lấy khoảng 150 ml nước cho thêm một ít mật ong khuấy đều uống.
Chữa chẩy máu cam:
Nếu mũi bị ra máu lien tục thì lấy cuộng rau muống giã nát, cho thêm một ít đường hoặc mật ong và hòa thêm một ít nước sôi rồi uống, một lát máu cam sẽ cầm.
Chữa đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu:
Lấy lá hoặc cuộng non rau muống giã nát trộn thêm một ít mật ong uống dần. Rất hiệu nghiệm.
Chữa táo bón:
Rau muống có tác dụng nhuận tràng, khi bị táo bón có thể uống nước rau muống luộc thay cho nước khi khát.
Chữa bệnh đái tháo đường:
Rau muống tía có tác dụng rất tốt khi làm món ăn hàng ngày cho người mắc bệnh tiểu đường. Người ta dùng rau muống tía nấu cháo theo cách sau:
Lấu 100g rau muống tía rửa sạch và thái nhỏ, thịt nạc lợn 100g băm nhỏ, củ năng gọt bỏ vỏ rửa sạch. Cho 100g gạo vào nồi nấu chín thành cháo, sau đó cho rau muống, thịt và củ năng vào nấu tiếp đến khi thịt chín là được. Khi ăn có thể cho thêm muối, hành, gừng. Thứ cháo này có tác dụng rất tốt với người tiểu đường, ngoài ra, nếu cần thanh nhiệt, giải độc và cầm máu người ta cũng dùng cách này.