Cây thanh hao

Phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Thanh Hao (Artemisia apiacea Hance), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả Cây thanh hao

Cành hình trụ, nhẵn, có rãnh dọc nông, màu vàng nâu, đường kính 0,2 – 0,6 cm, dài 40 – 60 cm, mang nhiều hoa và lá. Phần trên thân phân nhánh nhiều. Chất nhẹ, dễ bẻ gẫy, ruột trắng. Phiến lá và hoa hay bị rụng. Lá hoàn chỉnh có hình bầu dục dài, xẻ sâu dạng lông chim hai lần, phiến xẻ nhỏ hình bầu dục dài, hoặc dạng răng cưa, hình tam giác nhọn đầu. Cụm hoa đầu hình bán cầu, đường kính 0,3 – 0,4 cm màu vàng nhạt, gồm nhiều hoa nhỏ. Mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng.

Cây thanh hao

Cây thanh hao

Vi phẫu Cây thanh hao

Thân: Biểu bì. Lớp mô mềm vỏ tương đối hẹp. Nội bì có tế bào kéo dài theo hướng tiếp tuyến, thành hơi dày. Sợi mô cứng từng đám xếp thành một vòng. Phần gỗ ứng với đám mô cứng phát triển rộng hơn phía trong mạch gỗ nhiều và to hơn. Mô mềm ruột.

Bột

Mảnh lá bắc tế bào gần như hình chữ nhật. Mảnh lá đài tế bào dài. Sợi dài, thành khá dày, đứng riêng hoặc tụ thành đám. Mảnh mạch điểm, mạch vạch.

Độ ẩm

Không quá 13 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g dược liệu đã tán nhỏ để thử.

Tạp chất

Các bộ phận khác của cây: Không quá 2%.
Phần cụm hoa và lá: Không ít hơn 35%.

Tỷ lệ vụn nát

Hoa, lá rụng: Không quá 10% (Phụ lục 12.12).

Chế biến

Chặt cả cây, bỏ rễ, loại bỏ tạp chất, chặt nhỏ, phơi khô (dùng sống) hoặc sao qua (dùng chín). Thường dùng cây có nhiều lá, hoa, cây khô chắc, có mùi thơm là tốt. Để tăng tính âm còn tẩm với miết huyết.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh vụn nát và rụng lá, hoa.

Tính vị, quy kinh

Khổ, vi tân, hàn, Vào các kinh can, đởm.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt giải thử, lương huyết thoái hư nhiệt, trị sốt rét. Chủ trị: Chữa bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, chữa sốt rột, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dựng 6 – 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

Kiêng kỵ

Người khí hư, ỉa lỏng không nên dùng.