Buông bỏ chính là bí quyết của hạnh phúc, dĩ nhiên đó không phải là buông bỏ trách nhiệm, buông bỏ lương tri, mà chính là buông bỏ những mong cầu khiến cuộc sống chúng ta nặng trĩu.
Hãy tưởng tượng bạn đang bay bổng trên một quả khinh khí cầu, chỉ có mỗi mình bạn và hành trang xung quanh, đột nhiên sự cố xảy đến và độ cao giảm đột ngột, bạn có chưa đầy 10 phút để quyết định làm điều gì đó nhằm cứu bản thân khỏi một tai nạn thương tâm.
Giải pháp cần làm ngay là ném bớt đồ đạt trên khoang để giảm bớt sức nặng giúp bạn rơi chậm lại và có thêm thời gian để xoay xở. Bạn bắt đầu nhìn quanh và lần lượt ném đi từng thứ một, những thứ bạn đã tích cóp được trong nửa đời người. Khoang tàu giờ đây nhẹ dần và quả cầu có thể nâng đỡ được sức nặng của tổng thể, giúp cuộc hành trình lại được tiếp tục hoặc ít nhất là giúp bạn tiếp đất một cách an toàn.
Ví dụ trên đây chỉ là một trong vô vàn kịch bản mà ai cũng có thể gặp qua trong đời. Chúng ta tự đánh rơi mình bởi những “hành lý” mang theo qua nhiều năm tháng, trong mớ hỗn độn này, chỉ một số là thực sự cần thiết, số khác chỉ là thừa thải hoặc thậm chí là gánh nặng cho tinh thần.
Đời sống tinh thần của chúng ta cũng không nằm ngoài ví dụ đi trên quả khinh khí cầu kia. Chúng ta cứ mãi chất đầy theo mình những gánh nặng tinh thần, trải nghiệm, tình cảm, niềm tin và nhiều thứ khác qua thời gian, chúng cứ mãi nhiều lên không tự biết.
Tốt xấu lẫn lộn, nhiều trong số chúng kéo chúng ta chậm lại, lôi cuộc sống của chúng ta xuống. Những đổ vỡ, sai lầm hay rạn nứt tình cảm trong quá khứ mà ta cứ mãi mang theo, sự dằn vặt hay sợ hãi vô cớ đều là những chướng ngại cho những ai muốn vượt lên chính mình.
Hãy trở lại với quả khinh khí cầu đang tuột độ cao, bạn sẽ phải làm gì? Người Mỹ có câu “Less is more”, đã đến lúc bạn thực hành “buông bỏ” qua những bí quyết dưới đây:
1. Chìm đắm trong hối hận: Sai lầm của những người mắc sai lầm là dành thời gian quá lâu để dằn vặt bản thân và đau khổ vì những gì đã phạm phải.
2. Chìm đắm trong tiêu cực: Suy nghĩ bi quan và hành động tiêu cực sẽ khóa chặt bạn vào bóng đêm ảm đạm, bạn sẽ không làm nên trò trống gì trong tâm lý như thế này, đây là trạng thái huy hiểm có thể hủy hoại những gì tốt đẹp nhất.
3. Tự dằn vặt bản thân: Nhiều người tự làm khổ chính bản thân mình vì những chuyện sai lầm. Ban đầu bạn chỉ muốn tự trách mình đề lần sau đừng mắc sai lầm tương tự, tuy nhiên sự trách móc có khi đi quá giới hạn khiến phản tác dụng, và làm bạn mất đi nhuệ khí. Hãy coi bản thân mình là một người cần được đối xử tốt và hòa ái.
4. Buông bỏ đi định kiến: Định kiến sẽ khiến một người gặp nhiều cay đắng và phẫn uất, nó hạn chế cá nhân bạn tiếp thu cái mới và giao tiếp có ích với những người xung quanh.
5. Bị ép buộc: Bạn đang làm công việc gì đó chỉ để cho xong bởi vì cảm giác vô lý, không thoải mái hoặc bị ép buộc? Đây là lúc bạn phải thực tâm đánh giá lại tác dụng chính và “tác dụng phụ” của công việc mình đang làm.
6. Tìm kiếm sự công nhận: Chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm sự công nhận của ai đó. Đây là hành vi hướng ngoại làm cản trở sự tự tin cũng như tính xác thực công việc bạn đang làm.
7. Sự oán hận: Y học cổ đã tìm thấy sự oán hận thực sự là một loại vật chất, khi khởi tác dụng nó tấn công cơ thể người, và đi thẳng vào tim trước tiên. Khoa học hiện đại cũng đã công nhận điều này và khuyên những người có huyết áp cao không nên tức giận.
8. “Để mai tính”: Đây là chiến thuật trì hoãn khá hữu hiệu của những ai phá hoại cố gắng làm bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ quan trọng. Qua năm tháng, đương đầu với nhiều khó khăn, bạn có thể đã hình thành nên tâm lý “trì hoãn” hay “sợ khó” mà không tự phát hiện ra.
Còn gì nữa không? Hãy chia sẻ bài viết này đến những người bạn yêu mến và cả những ai bạn… không thích.