Quả sung có tác dụng gì ?

Tìm hiểu về quả sung

Cây sung được trồng rất phổ biến ở nước ta. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ muốn dùng sung để chữa bệnh thì bạn nên tìm hiểu một chút thông tin về loại cây này.

Sung là loại cây thân gỗ lớn , mọc nhanh, thuộc họ dâu tằm. Cây mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại những nơi đất ẩm bìa rừng, nhiều nhất là ven các bờ nước ao, hồ, sông, suối.

Quả mọc thành chùm trên các cành nhỏ ngắn trên thân cây già, đôi khi ở nách lá trên các cành non hay trên các cành nhỏ không lá đã già, mọc thành cặp, màu cam ánh đỏ khi chín.

 qua-sung-1

Quả sung còn được sử dụng làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày như muối dưa để ăn trực tiếp hoặc kho với thịt, cá.

Lá sung non cũng thường được sử dụng trong ẩm thực khi ăn kèm với thịt chua, thịt lơn ba chỉ luộc, gỏi cá v.v. Lá sung tật, loại lá có côn trùng đẻ vào khiến các đốm sùi lên, được dùng để chữa một số loại bệnh và là thành phần trong phương thuốc lợi sữa.

Quả sung không những có thể dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng. Có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Dùng chữa tiêu hóa bất lương (tiêu hóa kém), viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ sang (trĩ lở loét), thoái giang (lòi rom, sa trực tràng)

Tác dụng tuyệt vời từ quả sung

Hạ huyết áp

Quả sung giàu kali lại ít natri. Ăn nhiều muối natri mỗi ngày là một trong những nguyên nhân chính làm thiếu hụt kali trong cơ thể. Sự mất cân bằng giữa natri và kali sẽ khiến cho huyết áp tăng cao một cách nhanh chóng. Do đó, việc hạn chế ăn muối, đồng thời áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, trong đó có trái sung tươi sẽ giúp cho lượng kali tăng trở lại, ngừa cao huyết áp. Không chỉ vậy, trái sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và Omega-6 giúp huyết áp ổn định và ngừa được các bệnh tim mạch.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Trái sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.

Ngừa loãng xương

Trong trái sung chứa nhiều kali, mangan và canxi – những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu (gây ra bởi chế độ ăn uống nhiều muối), trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa thì có thể bổ sung canxi từ trái sung.

Trị mụn và viêm da

Vì có đặc tính kháng khuẩn nên khi bị viêm da hoặc mụn trứng cá, bạn có thể nướng trái sung chín, sau đó nghiền nát rồi đắp lên vết thương, tình trạng da sẽ được cải thiện.

Ngừa ung thư và tiểu đường

qua-sung

Kết quả nghiên cứu từ trường Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết, các dưỡng chất dồi dào chứa trong trái sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết. Do đó, nên thêm trái sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Xoa dịu thần kinh

Chất tryptophan trong trái sung có khả năng xoa dịu thần kinh, giúp dễ ngủ. Bên cạnh đó, chất sắt trong sung có tác dụng tốt đối với những người thường xuyên bị mệt mỏi, kém trí nhớ và nhức đầu.