Tỏi
Tỏi có chứa allicin – một hợp chất kháng sinh mạnh. Khi đói mà ăn tỏi hoặc thức ăn có chứa tỏi có thể dẫn đến niêm mạc dạ dày, ruột bị kích thích mạnh dẫn đến co thắt đường tiêu hóa và chuột rút.
Khi đói mà ăn tỏi có thể dẫn đến niêm mạc dạ dày, ruột bị kích thích mạnh dẫn đến co thắt đường tiêu hóa và chuột rút. Ảnh minh họa.
Nước lạnh
Khi đói không nên uống nước lạnh bởi nước lạnh kích thích dạ dày bị co lại và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
Quả hồng và cà chua
Cả 2 loại quả này có chứa hàm lượng pectin, axit tannic cao. Những chất này gây ra phản ứng hóa học với các chất trong gel axit và dễ dàng tạo thành sỏi thận.
Cam và quả sơn tra
Cả 2 loại trái cây này đều chứa một hàm lượng lớn axit hữu cơ, cùng với các loại axit có trong quả sơn tra. Ăn những trái cây này khi đói làm tăng lượng axit dạ dày, kích thích niêm mạc dạ dày và có thể gây ra triệu chứng buồn nôn.
Trà xanh
Uống trà khi đói có thể gây ra hiện tượng “say trà” với các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, đứng không vững. Ảnh minh họa.
Khi đói, dịch dạ dày sẽ làm loãng trà, làm giảm chức năng của hệ tiêu hóa, có thể gây ra hiện tượng “say trà” với các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, đứng không vững.
Sữa
Sữa có chứa hàm lượng lớn protein. Khi đói mà uống sữa, lượng protein trong sữa sẽ bị chuyển hóa và tiêu thụ thành năng lượng nhiệt, không còn chức năng là chất bổ dinh dưỡng nữa.
Sữa chua
Khi đói, dạ dày trống rỗng mà ăn sữa chua sẽ gây ra những tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Cách tốt nhất là nên ăn sữa chua sau khoảng 2h sau khi ăn tối hoặc trước khi đi ngủ sẽ mang lại nhiều lợi ích, cải thiện hệ tiêu hóa và xả khí hơi trong cơ thể.
Chuối
Ăn chuối khi đói sẽ gây ức chế hệ tim mạch sản xuất những chất không có lợi cho cơ thể. Ảnh minh họa.
Chuối có chứa hàm lượng magiê lớn, ăn chuối khi đói sẽ gây ức chế hệ tim mạch sản xuất những chất không có lợi cho cơ thể.
Rượu trắng
Khi đói uống rượu sẽ gây kích thích dạ dày, trong một thời gian dài sẽ gây viêm dạ dày, viêm loét dạ dày và những bệnh khác.
Đường
Đường là thực phẩm hấp thụ vào hệ tiêu hóa rất nhanh. Khi đói mà dùng nhiều đường, cơ thể sản xuất insulin không đủ trong một thời gian ngắn để duy trì lượng đường trong máu bình thường dẫn đến tăng đột ngột lượng đường trong máu và gây ra các bệnh về mắt.