Cả thế giới không ai thắng, chỉ có nhân dân Ukraina thua

Nhiều người gọi đó là cuộc cách mạng hướng tới tự do, nhiều người coi đó là thảm họa quốc gia. Chung cuộc lại, không có nước nào thắng trong cuộc chiến đã được quốc tế hóa, còn Ukraina chính xác là người thua cuộc.

ukraina3

Ukraina là lợi ích cốt lõi của ai?

Trước tiên, Ukraina là lợi ích cốt lõi của chính người Ukraina. Đó là quê hương, là lịch sử, là truyền thống, là đất sống, là quá khứ và tương lai của người Ukraina. Họ chỉ đảm bảo được lợi ích cốt lõi nếu đất nước hòa bình, thịnh vượng. Nhưng bây giờ tất cả không còn nữa. Đất nước bị xẻ chia, chiến tranh, ly tán, chết chóc và đói rét. Nhưng cái cay đắng hơn cả là cái cảm giác tất cả, tất cả cuộc chiến này, những sự hy sinh mất mát này không phải để xây dựng một nền độc lập, hòa bình, thịnh vượng cho Ukraina mà để cho những lợi ích cốt lõi của những nước khác, cho mục đích viển vông là đánh thắng nước Nga to lớn và hùng cường, chiến thắng cho những giá trị phương Tây. Mặc dù đang thua thảm hại trước lực lượng ly khai miền Đông, vừa rồi, chính phủ Ukraina vẫn hùng hồn tuyên bố: Chính phủ Ukraina đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến toàn diện với nước Nga!

Sau người Ukraina, thật sự, hòa bình, độc lập, không liên kết của Ukraina là lợi ích cốt lõi của Nga. Không chỉ vì mối quan hệ lịch sử nghìn năm giữa hai quốc gia láng giềng anh em, không chỉ có hàng chục triệu người Nga đang sinh sống trên đất nước Ukraina mà cả vì những vấn đề địa chính trị cho sự ổn định châu Âu, cho sự đảm bảo cho hòa bình thế giới, cho an ninh của chính nước Nga sau chiến tranh lạnh. Pháp, Đức cũng coi trọng hòa bình và thịnh vượng của Ukraina, bởi những nước phát triển này đang muốn có một sự ổn định châu Âu để phát triển kinh tế, trong đó những mối quan hệ kinh tế làm ăn với Nga đang đem lại những lợi ích khổng lồ.

Sau cuộc cách mạng Maidan, Ukraine không đem lại điều gì cho châu Âu ngoài một đất nước bên bờ vực vỡ nợ, và thiệt hại cả chục tỉ USD khi cắt đứt quan hệ hợp tác kinh tế với Nga thông qua các lệnh trừng phạt. Lợi ích cốt lõi của Pháp, Đức bị xâm phạm, trong khi lợi ích của Mỹ tại đây không hề bị động chạm, đó là lý giải cho việc hai cường quốc, hai đồng minh thân cận không còn muốn theo chân Mỹ trong cuộc chính biến lần này. Bởi Mỹ không thể chấp nhận suy giảm vị trí lãnh đạo thế giới khi nước Nga dưới thời Tổng thống Putin đã trở nên mạnh mẽ, thách thức vị trí cường cuốc hàng đầu của Mỹ.

Một diện mạo châu Âu mới sẽ có sau thỏa thuận Minsk2?

Thực tế thì thỏa thuận Minsk2 mang lại cho Nga nhiều lợi thế trên chiến trường hơn là phương Tây, tuy nhiên, nó đang là giải pháp duy nhất cho không chỉ Ukraine và EU. Ukraine dựa vào Misnk để ngăn chặn sự mở rộng kiểm soát lãnh thổ mà trên thực tế ly khai đang chiếm giữ, còn EU thì trông vào Minsk để sớm có thể kết thúc cục diện khủng hoảng này và nối lại những lợi ích kinh tế với Nga đang bị chia rẽ sau khi áp đặt các lệnh trừng phạt.

Sau khi giành được Debaltsevo – thành phố chiến lược, Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng tuyên bố thì họ đã giải phóng thêm hai ngôi làng Pishevik và Pavlopol. Hai địa điểm này thuộc vùng Novoazovsk, tỉnh Donetsk, và nằm gần Mariupol về phía Đông Bắc. Có thể thấy rằng, với chiến thắng ở Debaltsevo, ly khai Ukraine đã nối liền một dải Donetsk, Lugansk, tạo thành một mặt trận vững chắc. Với thế làm chủ chiến trường của Donbass, Nga cũng ung dung trên bàn đàm phán với cả Ukraine, Pháp, Đức với thế người làm chủ của cuộc chơi. Nhưng Nga và quân ly khai có là người chiến thắng không? Không, chắc chắn là không. Kinh tế Nga thiệt hại hàng trăm tỷ USD, tốc độ phát triển xuống âm trong tình trạng bị cô lập với thị trường phương tây. Đối với miền Đông Ukraina cả một vùng đất trù phú trở thành chiến địa, những thành phố đổ nát, những làng quê cháy đỏ cùng hàng vạn người thương vong, hàng triệu người ly tan mà có lẽ phải mất hàng chục năm mới có thể khôi phục lại như một năm trước đây. 

Châu Âu có thắng không? Càng không. Vừa thoát khỏi hàng chục năm khủng hoảng kinh tế, châu Âu vừa bước vào thời kỳ hồi phục thì dưới áp lực của Mỹ, châu Âu lại phải khởi chiến trên lĩnh vực chính trị kinh tế với Nga. Thiệt hại kinh tế không thể đánh giá nổi. Theo những chuyên gia kinh tế, thiệt hại của châu Âu không hề kém Nga, chưa kể những vấn đề phát sinh trong nội bộ mỗi nước cùng cuộc chiến chống khủng bố đang hiện diện trong lòng châu Âu. Châu Âu chỉ trông vào Minsk2 để sớm có thể kết thúc cục diện khủng hoảng này và nối lại những lợi ích kinh tế với Nga đang bị chia rẽ sau khi áp đặt các lệnh trừng phạt. Có thể thấy rằng, bản thân nội bộ EU đang phân rã mạnh mẽ theo hai hướng: Pháp và Đức hòa giải với Nga theo thỏa thuận Minsk2, và Anh theo đuổi Mỹ để tiếp tục có những cuộc tranh giành, đối đầu sống còn với nước Nga. Trong khi đó, những thành viên còn lại của EU như Tây Ban Nha, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Thụy Điển… đều bàng quan và không hề quan tâm đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Họ đang quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn, khi tất cả đều đang nợ ngập đầu hoặc kinh tế tăng trưởng chậm.

Mỹ có thắng không? Có thể thấy rằng sự chi phối của Mỹ với châu Âu, đặc biệt với các cường quốc của châu lục này từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay gần như là tuyệt đối. Nhưng với sự chia rẽ của châu Âu đối với chủ trương chiến lược của Mỹ chính là sự thiệt hạị lớn nhất của Mỹ đối với chính biến Ukraina. Washington đã nhận ra rằng những người đồng minh thân cận nhất cũng hoàn toàn có thể bỏ rơi họ trong một thế giới đa cực. Không đánh bại được Nga trên chiến trường Ukraina, không đánh sập được nền kinh tế Nga bằng trừng phạt, bằng hạ giá dầu, ngược lại còn ôm thương tích chính những đòn đánh đó, không thể nói Mỹ đã thắng. 

Đã có một dự cảm tốt lành sau thỏa thuận Minsk2 khi châu Âu biết tôn trọng lợi ích của mình hơn lợi ích của Mỹ. Chỉ còn trông chờ những lãnh đạo Ukraina bây giờ và tương lai biết tôn trọng lợi ích của chính dân tộc mình, đất nước mình.